Dịch vụ thiết kế hệ thống theo công nghệ XLNT

Để thiết kế hệ thống XLNT hoàn chỉnh, điều quan trọng cần lựa chọn công nghệ xử lý tối ưu nhất. Vậy công nghệ XLNT được đánh giá theo các tiêu chí nào? Và bạn muốn biết khả năng ứng dụng của các công nghệ hiện có? Bài viết hôm nay sẽ đưa ra những thông tin tổng hợp những vấn đề trên.

Tiêu chí về công nghệ xử lý nước thải

  • Lưu lượng nước thải: đánh giá hệ thống chi tiết sẽ giúp thiết kế chính xác công suất và lựa chọn công nghệ XLNT tối ưu nhất
  • Thành phần nước thải: thường định lượng về chất rắn lơ lửng, nhiệt độ, pH cùng nhiều thành phần khác như chất hữu cơ, COD, BOD, nito, photpho, kim loại nặng,…
  • Chất lượng nước tái sử dụng: tiêu chí xác định công nghệ cần thiết để đáp ứng các yêu cầu về chất lượng nguồn nước
  • Vị trí hệ thống: tính toán diện tích phù hợp với công nghệ cùng nhiều kết nối khác với hệ thống thoát nước thải
  • Vận hành – bảo trì: mỗi hệ thống khác nhau sẽ có những yêu cầu riêng về tiêu chí thiết kế, vận hành và bảo trì liên tục. Điều này cần đáp ứng các hoạt động như giám sát, kiểm tra hệ thống, giám sát quy trình XLNT và kiểm tra chất lượng nước định kỳ
  • Các ứng dụng tái sử dụng: tùy vào mục đích sử dụng mà đánh giá và so sánh với tiêu chuẩn xử lý nước để xử lý hiệu quả nguồn thải

Dịch vụ thiết kế hệ thống theo công nghệ XLNT

Tính hiệu quả của các công nghệ XLNT

  • Các HTXLNT truyền thống: bao gồm quy trình lọc, lắng, xử lý sinh học. Cần cân nhắc đến diện tích đất, vốn, chi phí vận hành cao, giảm thành phần chất thải và thích hợp với nguồn thải nồng độ cao.
  • Bộ lọc cát: yêu cầu chứa vật liệu lọc như cát, sỏi, tác dụng lọc nước khi thấm qua cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nước thải hóa học – sinh học. Giải pháp này yêu cầu diện tích đáng kể, vốn, chi phí vận hành thấp, giảm nito, photpho xuống mức vừa phải.
  • Bể phản ứng sinh học màng: bao gồm bể phản ứng sinh học tăng trưởng lơ lửng giúp phân hủy chất thải và lọc màng. Hệ thống thường yêu cầu cần ít diện tích hơn so với các HTXLNT thông thường, vốn đầu tư vừa phải, chi phí vận hành cao, giảm thành phần chất thải xuống mức thấp và tạo ra chất lượng nước thải cao
  • Sục khí mở rộng: đây là quá trình bùn hoạt tính cho dòng thải tải trọng nhỏ sử dụng bộ khuếch tán không khí để duy trì quá trình sinh học hiếu khí cần thiết để phân hủy chất hữu cơ. Hệ thống yêu cầu cần ít diện tích hơn, vốn đầu tư vừa phải, chi phí vận hành cao, giảm TSS, giảm nito, photpho.
  • Bể phản ứng màng sinh học di chuyển: sử dụng chất mang màng sinh học tồn tại trong giá thể lơ lửng để phân hủy chất thải.
  • Bộ lọc sinh học nhỏ giọt: dưới tác dụng của trọng lực nước thải chảy qua lớp vật liệu cố định chứa màng sinh học với khả năng thẩm thấu các thành phần chất thải phân hủy sinh học.

Xử lý thứ cấp

Dựa trên những đánh giá nêu trên mà các công nghệ để xử lý nước thải đạt được hiệu suất tối ưu cho từng hệ thống cụ thể. Ngoại trừ HTXLNT truyền thống thì các công nghệ còn lại thường bổ sung cho quá trình xử lý thứ cấp để loại bỏ chất thải.

Xử lý bổ sung (xử lý bậc 3) được yêu cầu tùy thuộc vào chất lượng nước thải đầu ra cùng nhu cầu tái sử dụng. Những thành phần chính được xử lý bao gồm chất rắn lơ lửng, nhu cầu oxy hóa học, nito, photpho. Vốn và chi phí hoạt động thực tế phụ thuộc vào lưu lượng và quy mô hệ thống.

Không chỉ dựa vào các công nghệ XLNT mà bạn cần được tư vấn chi tiết từ các đơn vị tư vấn có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Vì thế, hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tư vấn, hỗ trợ thông tin chi tiết hơn.