Hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Sản xuất công nghiệp góp phần mạnh mẽ vào sự tăng trưởng và phát triển của kinh tế xã hội. Tuy nhiên, hoạt động này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với môi trường. Chính vì vậy, xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp là việc làm cấp bách, cần được quan tâm đầu tư.

1. Nước thải công nghiệp là gì?

Nước thải công nghiệp hình thành trong quá trình sản xuất công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng như luyện kim, gang, thép, chế tạo máy. Cùng với hóa chất dư thừa trong quá trình sản xuất, vệ sinh trang thiết bị, nước thải xả ra môi trường phần lớn chứa các ion kim loại nặng như Pb2, Hg2, Fe3, nito, axit béo, dầu mỡ, chất rắn.

Nguồn phát sinh nước thải này chủ yếu đến từ các khu công nghiệp và cụm công nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp cùng các cơ sở sản xuất phân tán.

Ngành công nghiệp hiện đại có bao nhiêu loại hình sản xuất là có bấy nhiêu loại nước thải cần được xử lý. Trong đó phải kể đến:

  • Nước xả thải từ các nhà máy nhiệt điện chứa hàm lượng thủy ngân, chì, asen, selen ở ngưỡng tương đối cao.
  • Ngành công nghiệp thực phẩm với nguồn nước thải có nhiều BOS, TSS và độ pH thay đổi thất thường.
  • Nước thải ngành công nghiệp hóa chất có lẫn phenol, benzene, đồng, chì, kẽm độc hại.
  • Đối với dệt may, nước xả thải có cả dầu mỡ, sunfua, crom, đặc biệt là thuốc nhuộm tổng hợp trong ngành công nghiệp nhuộm.

2. Thực trạng nước thải công nghiệp ở Việt Nam

Trong bối cảnh kinh tế thị trường, các ngành công nghiệp có điều kiện để liên tục tăng quy mô và phạm vi sản xuất. Sự phát triển này gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường, đặc biệt là giải quyết vấn đề về nước thải. Đa phần các doanh nghiệp vừa và lớn đều đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp hiện đại, đạt chuẩn. mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý nước xả thải kém hiệu quả, không đạt yêu cầu vẫn còn là vấn đề tồn đọng ở một số nơi, một số doanh nghiệp chưa thực sự chú trọng.

Theo thống kê, tính đến năm 2020, trong tổng số 280 KCN đang hoạt động, có 250 KCN đã xây dựng hệ thống xử lý nước xả thải, chiếm tỷ lệ 89,28%. Đặc biệt, có 219 KCN lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, chiếm 87,6%.

Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Trong khi đó, ở các cụm công nghiệp, lượng phát thải lớn nhưng hệ thống để xử lý nước thải công nghiệp lại chưa nhiều. Hạ tầng thu gom, xử lý nước chưa đồng bộ là vấn đề nan giải, đe dọa gây ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng.

Nước thải làng nghề

Các làng nghề tiểu thủ công nghiệp với đặc điểm quy mô nhỏ, thiết bị thô sơ, công nghệ sản xuất cũ, kinh phí thấp nên vấn đề xử lý nước chỉ được đầu tư rời rạc. Hệ thống hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu sản xuất là nguyên nhân biến nơi đây trở nên ô nhiễm, đe dọa trực tiếp đến môi trường xung quanh và nguồn nước sinh hoạt của người dân.

Đặc biệt, những sự cố môi trường nghiêm trọng trong quá khứ lại đến từ các cơ sở sản xuất phân tán, xả trực tiếp nước thải chưa qua xử lý ra ao hồ, sông suối. Nguyên nhân chủ yếu đến từ hoạt động kém hiệu quả của hệ thống xử lý, thu gom nước thải công nghiệp, cùng sự đầu tư thiếu đồng bộ.

Mặc dù là ngành kinh tế chủ đạo, có đóng góp quan trọng cho ngân sách quốc gia, nhưng hoạt động sản xuất công nghiệp vẫn tồn tại nhiều mặt trái, liên quan đến môi trường.

3. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp

Nguồn nước ô nhiễm đến từ hoạt động sản xuất công nghiệp nếu không được xử lý triệt để sẽ là mối nguy hại hàng đầu cho sức khỏe con người và đe dọa đến môi trường xung quanh.

Bộ Tài nguyên và Môi trường thống kê, mỗi năm, nước ta có khoảng 9.000 người tử vong, hơn 200.000 người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư do sử dụng nguồn nước có chứa các chất độc hại. Bên cạnh đó, nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng đến từ việc xả thải một cách tự ý, thiếu trách nhiệm của doanh nghiệp.

Theo quy định chung, mỗi hoạt động sản xuất công nghiệp đều phải đi kèm với việc đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải. Hoạt động tái chế và sự dụng lại nguồn nước này không chỉ góp phần bảo vệ môi trường, mà còn là biện pháp tiết kiệm, sử dụng hợp lý tài nguyên nước.

Bên cạnh đó, xây dựng hệ thống xử lý nước thải là trách nhiệm xã hội mà mỗi doanh nghiệp cần thực hiện để bảo đảm sự phát triển bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với việc tái bảo vệ và cải thiện môi trường.

4. Làm sao để xây dựng hệ thống?

Vậy làm thế nào để xây dựng hệ thống xử lý, thu gom nước thải công nghiệp vừa tiết kiệm chi phí, vừa vận hành đơn giản mà vẫn đạt hiệu quả tối ưu?

Hiện nay, có khá nhiều công ty môi trường đảm nhận việc thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước. Qúy doanh nghiệp chỉ cần lựa chọn đơn vị uy tín để giao phó trọng trách này. Với bề dày kinh nghiệm, cùng đội ngũ nhân viên có chuyên môn cao, công ty xử lý nước thải là địa chỉ tin cậy được nhiều doanh nghiệp chọn mặt gửi vàng.

Nếu quý khách hàng có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề xử lý nước thải, hãy nhấc máy và liên hệ ngay cho chúng tôi theo số Hotline: 0938.857.768. Đội ngũ chuyên viên luôn sẵn lòng lắng nghe và tư vấn giải pháp ưu việt nhất.