Việc cải tạo hệ thống XLNT trong các ao nuôi là mối quan tâm hàng đầu hiện nay nhằm giúp ao hoạt động ổn định, đảm bảo duy trì chất lượng cũng như nâng cao năng suất cho thủy sản.
Tác động từ chất thải ao nuôi
Khi xử lý chất thải không đúng kỹ thuật khiến quá trình nuôi tác động rất lớn đến chất lượng môi trường. Đây là một trong những rủi ro lớn nhất gây ra dịch bệnh cho vật nuôi. Với khối lượng chất thải tích tụ trong ao làm tăng nhu cầu oxy và cạn kiệt nguồn oxy đáy ao.
Chất thải phân hủy nhanh khiến việc tích tụ chất độc ngày càng nghiêm trọng, vật nuôi bị thiếu không khí, thậm chí chết hàng loạt. Bùn thải cũng là nguyên nhân làm phát sinh chất khí độc như H2S, NH3,… làm suy giảm chất lượng nước ao nuôi.
Trong quá trình nuôi, người ta yêu cầu phải hút bỏ bùn thải thường xuyên. Lý do vì nó ảnh hưởng đến chất lượng nước ven bờ, tác động đến các loài sinh vật thủy sinh và rừng ngập mặn, thảm thực vật trên cạn. Đồng thời đây cũng chính là môi trường làm phát sinh chất thải, dịch bệnh nguy hiểm
Các loài nuôi ghép trong ao nuôi
Trong các hệ thống nuôi trồng thủy sản, người ta thường tập trung phát triển các phương pháp nuôi ghép nhằm tăng năng suất hoặc quản lý chất lượng nước tốt hơn.
- Nuôi ghép trực tiếp hai loài nuôi cùng một ao.
- Nuôi ghép một loài trong lồng và một loài trong ao.
- Nuôi ghép tuần tự với hai loài được nuôi trong các ao khác nhau.
Nhiều người cho rằng nuôi ghép làm giảm tác động đến môi trường. Thông qua hệ thống, các loài có thể ăn chất thải, làm nó trở thành phương pháp đầy hứa hẹn để sản xuất tôm bền vững.
Cá rô phi
- Có lợi trong xử lý nước thải vì khả năng ăn chất thải hữu cơ nên giảm thiểu đáng kể nito và photpho.
- Phương pháp nuôi ghép tôm – cá rô phi tuần tự hoạt động để gặm nhấm chất thải trong thời gian trước khi thải ra môi trường.
Rong biển
- Là sinh vật đói nito có khả năng tích lũy nito. Chúng sử dụng nito như nguồn năng lượng sẵn có.
- Hấp thụ tải lượng hữu cơ từ hoạt động bằng phương pháp xử lý thực vật.
- Đóng vai trò như bộ lọc sinh học trong ao nuôi sau xử lý. Chúng sử dụng trong hệ thống tuần hoàn nơi có bể riêng chứa rong biển.
Cá măng
- Thích nghi với nhiều điều kiện môi trường khác nhau cùng khả năng kháng bệnh cao.
- Dùng cá măng giảm tải chất hữu cơ, làm nước thải sạch hơn.
Các cách quản lý chất lượng nước ao nuôi
Ngoài việc ứng dụng các hệ thống xử lý nước thải, người nuôi có thể tận dụng tối đa các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động đến môi trường. Yêu cầu quan trọng nhất phải thực hiện đồng bộ, liên tục và kiểm soát nghiêm ngặt.
Áp dụng quy trình nuôi khoa học
- Thường có hai hình thức nuôi phổ biến gồm thâm canh và bán thâm canh hoặc nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến ít tác động đến môi trường.
- Ngoài ra có thể lựa chọn hệ thống RAS với ưu điểm tiết kiệm nước, tỷ lệ sống vật nuôi cao, năng suất tăng trưởng lớn, chất lượng nước đảm bảo không gây ô nhiễm.
- Các ao nuôi đòi hỏi phải thiết kế phần xử lý sinh học hoặc ao lắng để tăng hiệu quả xử lý.
Tăng cường xử lý ao
- Chủ yếu xử lý chất thải tích tụ trong ao trước và sau vụ nuôi bằng các biện pháp như phơi khô, phương pháp ướt.
- Ứng dụng giải pháp xi phông để xử lý chất thải, chất lắng đọng để loại bỏ chất hữu cơ bị phân hủy dưới đáy ao, khử khí độc, tăng hàm lượng DO, nâng cao năng suất cũng như có tính hiệu quả kinh tế cao.
Cách chọn thức ăn
- Đối với trang trại nuôi bằng hình thức công nghiệp cần tính toán tỷ lệ sống của vật liệu để tính tỷ lệ thức ăn.
- Phải cho ăn đúng kỹ thuật để ao tăng trưởng, mang lại năng suất và tính mùa vụ mới cho vật nuôi.
- Tránh việc sử dụng quá nhiều thức ăn dẫn đến dư thừa gây ra hiện tượng ô nhiễm cục bộ trong ao.
Nếu như bạn cần xây mới hệ thống XLNT cho các ao nuôi thủy sản thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để congtyxulynuocthai.vn – Hợp Nhất có thể tư vấn đến bạn nhiều giải pháp công nghệ tiên tiến trong việc làm sạch nước thải và tái sử dụng hiệu quả hơn.