2 giải pháp xử lý nước thải giấy và bột giấy

Ít nhất 80% nước thải giấy từ quy trình sản xuất giấy chứa chất lơ lửng, nhu cầu oxy hóa, kim loại nặng, hợp chất hữu cơ, nhu cầu oxy sinh học, màu và vi khuẩn. Khi kết hợp nhiều giải pháp xử lý nước thải sẽ nâng cao hiệu quả loại bỏ các thành phần ô nhiễm. Đối với màu thường xử lý qua giai đoạn đông tụ, oxy hóa hóa học và ozon hóa.

Các hợp chất phenol, halogen hữu cơ được khử một cách hiệu quả qua kỹ thuật hấp thụ và lọc màng. Dưới đây là 2 cách xử lý nước thải giấy tái chế nói riêng và ngành giấy nói chung được sử dụng nhiều nhất, bạn có thể tham khảo qua để tìm hiểu tính hiệu quả từng quy trình.

Giải pháp XLNT sáng tạo ngàng giấy & bột giấy

Giấy là ngành công nghiệp tiêu thụ nguồn nước lớn nhất thế giới. Nước sử dụng cho hầu hết các quy trình sản xuất. Các nhà máy còn tạo ra lượng đáng kể nước thải và chất thải từ việc phân hủy bột giấy ban đầu.

Với những vấn đề này nên cần ưu tiên các quy trình xử lý nước thải tiên tiến để làm sạch và tái sử dụng nước thải an toàn. Các thay đổi này phải đáp ứng các nhu cầu phát triển bền vững và đáp ứng những quy định về tiêu chuẩn nước.

Vì sao phải xử lý nước thải giấy tại chỗ?

  • Chủ yếu dùng thiết bị XLNT dạng mođun phù hợp với khối lượng nước thải và tải lượng ô nhiễm.
  • Công nghệ xử lý gồm xử lý sơ cấp để loại bỏ chất rắn; đông tụ – tạo bông, đông tụ điện.
  • Xử lý sinh học như oxy hóa, than hoạt tính hay màng nâng cao cho phép nước thải tái sử dụng lại cho các quy trình sản xuất.

2 giải pháp xử lý nước thải giấy và bột giấy

Làm sao để giảm chi phí vận hành?

  • Kiểm soát năng lượng của hệ thống.
  • Quản lý và vận hành đúng các thông số kỹ thuật.
  • Tích hợp nhiều mođun tiên tiến, hiện đại.
  • Đáp ứng các tiêu chí xả thải nghiêm ngặt bằng cách loại bỏ hiệu quả các thành phần như BOD, COD, TSS và kim loại nặng.
  • Giảm chi phí vận hành, hóa chất, giảm TDS bằng cách ứng dụng màng thẩm thấu ngược RO.

Nhờ thiết kế hệ thống XLNT tại chỗ mà các thông số nước thải sau xử lý luôn đạt chuẩn, đảm bảo duy trì quá trình sản xuất bền vững các sản phẩm bằng giấy. Nhờ vậy mà giảm tác động đến môi trường bằng chiến lược phát triển và XLNT đúng cách.

Xử lý nước thải giấy và bột giấy bằng bùn hoạt tính

Đối với nước thải ngành giấy bắt buộc phải có giai đoạn xử lý thứ cấp. Và các phương pháp thông thường gồm bùn hoạt tính và sục khí. Một số biến thể của công nghệ này là xử lý nước thải bằng công nghệ MBBR.

Hệ thống bùn hoạt tính đạt hiệu quả loại bỏ cao, kiểm soát tốt và VSV thích nghe với nguồn tiếp nhận. Hai thiết bị chính của hệ thống là bể sục khí và bể lắng. Trong bể sục khí được nuôi cấy quần thể VSV cao. Các thông số kỹ thuật khi ứng dụng bùn hoạt tính để XLNT giấy và bột giấy:

  • Thời gian lưu nước từ 15 – 48 giờ.
  • Nồng độ chất rắn từ 2000 – 6000 mg/L.
  • Tuổi bùn từ 5 – 15 ngày.
  • Nhiệt độ từ 35 – 37 độ C.
  • Nồng độ DO từ 1,5 – 2,0 ppm.

Hiệu quả loại bỏ chất ô nhiễm:

  • Đối với BOD từ 85 – 98%.
  • Đối với COD từ 60 – 85%.
  • Đối với photpho từ 40 – 85%
  • Đối với nito từ 20 – 50%.
  • Đối với TSS từ 85 – 90%.

Lưu ý đối với bùn hoạt tính

  • Hệ thống có chức năng duy trì kiểm soát nồng độ oxy hòa tan trong bể sục khí và bảo quản bùn lắng tốt.
  • Khả năng lắng giảm khiến hệ thống hoạt động kém vì không thể duy trì nồng độ chất rắn lơ lửng.
  • Hệ thống thường xuyên gặp phải các sự cố như bùn phồng lên, phát triển bùn dạng sợi, hình thành bông nhỏ và sinh khối phân tán.
  • Thiếu nito, photpho là nguyên nhân tạo bọt và thúc đẩy sự phát triển của vi khuẩn dạng sợi.

Bùn hoạt tính có sục khí là hệ thống phổ biến nhất dùng để XLNT ngành giấy. Với những hạn chế trên, nhiều công nghệ tốt nhất hiện nay đã kiểm soát tốt lượng khí thải và tác động đến môi trường.

Cần hỗ trợ tư vấn thiết kế hệ thống XLNT thì hãy liên hệ ngay với Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768.