Cách loại bỏ thủy ngân trong lò đốt chất thải

Với đặc tính độc hại, khó xử lý nên yêu cầu giải pháp giảm thiểu hàm lượng thủy ngân trong các quá trình sản xuất, xử lý chất thải cũng như đòi hỏi các phương pháp xử lý khí thải tiên tiến, hiện đại hơn.

Các nguồn phát thải thủy ngân

Hiện nay, xử lý khí thải lò đốt chủ yếu loại bỏ hàm lượng các thành phần ô nhiễm, bụi cùng các loại khí thải độc hại, trong đó có thủy ngân.

Nguồn tự nhiên

  • Chủ yếu từ các hiện tượng như cháy rừng, núi lửa hay khu vực địa nhiệt.
  • Núi lửa giải phóng từ hồ chứa dưới lòng đất khi phun trào. Còn phát thải đất thường liên quan đến các mảng kiến tạo nên thủy ngân được giải phóng dưới dạng muối do quá trình phong hóa tự nhiên.
  • Sự lắng đọng trong khí quyển là nguồn cung cấp thủy ngân lớn cho các đại dương bao gồm dạng khí, dạng vô cơ và liên kết hạt. Chúng trải qua nhiều phản ứng như phản ứng oxy hóa khử, hấp phụ, metyl hóa và khử metyl.

Nguồn nhân tạo

  • Khai thác – sử dụng thủy ngân và phát thải từ xử lý chất thải.
  • Con người góp một phần đáng kể như đốt than, cơ sở sản xuất kim loại đen/màu, chất thải từ hàng tiêu dùng, nhà máy sản xuất xi măng cùng các ngành công nghiệp khác.
  • Mặc dù có tính độc nhưng nó vẫn không thể thiếu trong một số sản phẩm như pin, sơn, thiết bị điện, nhiệt kế, máy đo huyết áp, đèn, thuốc trừ sâu, mỹ phẩm,… những sản phẩm này khi không còn giá trị sử dụng người ta thường đốt.
  • Nguồn phát thải chính vào khí quyển vẫn là do đốt than đá với

Cách giảm thủy ngân trong lò đốt chất thải

Cách kiểm soát và xử lý thủy ngân

Giảm nguyên liệu thô

  • Cải thiện hiệu quả sử dụng nguyên liệu thô để phát điện cần lựa chọn nguyên liệu thay thế như khí đốt tự nhiên thay than đá
  • Sử dụng than có hàm lượng thủy ngân thấp.

Sử dụng chất không chứa thủy ngân

  • Đây là biện pháp mạnh mẽ nhất để giảm tác động như thay thế sản phẩm, quy trình không chứa thủy ngân cho môi trường, dòng thải, khí thải lò đốt và bãi chôn lấp.
  • Ưu điểm của giải pháp sẽ hiệu quả hơn về mặt kinh tế.

Sử dụng đúng công nghệ kiểm soát khí thải

  • Nhắc đến kỹ thuật xử lý khí thải không thể bỏ qua các phương pháp lọc khí với dòng thải nhiễm thủy ngân tại các nhà máy điện chạy bằng than hóa thạch, sản xuất xi măng, khai thác – chế biến nguyên liệu thô sơ cấp như sắt thép, kẽm, vàng cùng nhiều kim loại khác.
  • Các công nghệ hiện có giảm SO2, NOx và bụi PM cho nhiều lò hơi, lò đốt than. Đối với lò đốt than mức độ giảm thủy ngân đến 96% tùy thuộc vào loại than, thiết kế và các thiết bị kiểm soát.
  • Nếu sử dụng đúng công nghệ thì vấn đề thủy ngân lại trở thành tiềm năng mới trong tương lai vì nó được xử lý và tái sử dụng một cách chấp nhận được đối với môi trường và lợi ích kinh tế.
  • Đối với bụi nên dùng đến lọc bụi túi vải hoặc lọc tĩnh điện. Hai phương pháp xử lý bụi này khá hiệu quả và đáng tin cậy khi loại bỏ lượng bụi không lồ trong khí thải sau các lò đốt.

Tăng cường quản lý chất thải

  • Cần làm trơ hàm lượng thủy ngân, tiếp theo là chôn lấp có kiểm soát hoặc xử lý sơ bộ trước.
  • Việc quản lý chất thải ngày càng phức tạp vì ngày càng nhiều nguồn thủy ngân như lọc khí, bùn thải, tro xỉ.
  • Quản lý chất thải thủy ngân thực hiện phổ biến theo quy định của nhiều quốc gia đòi hỏi sự giám sát và đầu tư lâu dài.

Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất là một trong những đơn vị đi đầu trong việc thiết kế hệ thống XLKT chuyên nghiệp, uy tín cho nhiều khách hàng trong các lĩnh vực, ngành nghề khác nhau.

Chúng tôi cam kết hệ thống XLKT của chúng tôi đảm bảo chất lượng, an toàn, hiệu quả và đáp ứng các tiêu chí xả thải theo đúng quy định. Nếu bạn cần tư vấn thêm về bất kỳ yêu cầu nào thì hãy gọi ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn chi tiết hơn