Có một điều dễ nhận thấy là những hệ thống xử lý nước thải hiện nay ngày càng bị áp lực vì nồng độ chất ô nhiễm quá lớn, đặc biệt chất dinh dưỡng, VSV, mầm bệnh cùng với những hạn chế về cơ sở hạ tầng hiện có đã tác động nghiêm trọng đến nguồn tiếp nhận. Chính vì điều này cần lựa chọn hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) hợp lý, thường xuyên theo dõi, điều chỉnh các chỉ tiêu nguồn thải, thực hiện chiến lược phòng ngừa hiệu quả đối với phương pháp tiếp cận bền vững hơn. “Làm thế nào nâng cao giá trị của nước thải?” hãy cùng công ty xử lý nước tìm hiểu qua bài viết hôm nay.
1. Giá trị của nước thải và nâng cao giá trị của nước thải
Chất lượng nước tốt là điều mà bất kỳ ai cũng cần vì nó phục vụ cho sự phát triển của kinh tế – xã hội và môi trường. Nhưng khi dân số phát triển và môi trường bị suy thoái, việc cung cấp đủ nguồn nước an toàn ngày càng trở nên khó khăn hơn. Vấn đề chính là chúng ta cần giải pháp tạo ra nước không bị ô nhiễm và cải thiện chất lượng bằng cách quản lý tốt hơn.
Một nền kinh tế tuần hoàn bền vững đòi hỏi phải coi trọng giá trị của nước thải, thay vì loại bỏ chúng. Không chỉ nguồn nước thay thế, việc quản lý an toàn giúp bảo vệ hệ sinh thái và cung cấp nhiều năng lượng, chất dinh dưỡng và vật liệu cần phục hồi tái sử dụng cho nhiều lĩnh vực khác.
Lượng nước thải không được xử lý ngày càng tăng, kết hợp cùng nước thải nông nghiệp, công nghiệp làm giảm giá trị nguồn nước và tăng mức độ ô nhiễm hơn. Trên toàn thế giới có khoảng 80% nước thải chảy trực tiếp vào hệ sinh thái mà không được xử lý và hơn 1,8 tỷ người sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm cao.
Ở nhiều thành phố, xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình hiệu quả hơn tùy theo hệ thống được sử dụng. Xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn chất lượng phải phù hợp với mục đích sử dụng làm tăng khả năng thu hồi chi phí, năng lượng.
2. Một số hệ thống xử lý nước thải điển hình
Trong nhiều năm qua, nước thải đô thị ngày càng lớn làm gia tăng áp lực đến nguồn nước, nguyên nhân do chế độ xả thải kém hiệu quả, đe dọa trực tiếp đến hệ sinh thái. Do đó cần giám sát liên tục các HTXLNT để xác định số lượng, chất lượng nước thải tạo ra. Điều này dựa vào các đặc điểm lý – hóa – sinh từ nguồn thải đối với môi trường phù hợp với các tiêu chuẩn môi trường và xả thải hiện hành.
2.1. Các quy trình xử lý cũ
Một HTXLNT điển hình thường được thiết kế và vận hành để loại bỏ chất hữu cơ và chất dinh dưỡng từ nước thải. Tuy nhiên khả năng xử lý chất ô nhiễm như thuốc trừ sâu, dược phẩm, kim loại lại khá khiêm tốn.
Vì thế mà những nguồn thải phức tạp vẫn luôn là mối quan tâm hàng đầu đến chất lượng hệ sinh thái và con người. Mặc dù loại bỏ chất ô nhiễm bằng quy trình cơ bản nhưng nó vẫn tồn tại một số rủi ro cho môi trường vì mức độ độc hại lớn.
Quy trình XLNT trước đây có chức năng giảm hàm lượng chất hữu cơ, chất dinh dưỡng từ nước thải. Quy trình xử lý sơ cấp loại bỏ TSS, xử lý sinh học khử chất dinh dưỡng như nito và photpho.
2.2. Nâng cao giá trị của nước thải
Xử lý sinh học thuộc quá trình thứ cấp bao gồm giai đoạn hiếu khí – kỵ khí – thiếu khí. Nhờ vậy mà những chất vi lượng khác nhau như dược phẩm, chất tẩy rửa, dung môi được giữ lại và sau đó được thải ra ngoài môi trường.
XLNT bằng ozon là phương pháp ngày càng phổ biến để phân hủy chất ô nhiễm trong nguồn nước. Thiết bị chuyển đổi oxy thành ozon bằng cách sử dụng bức xạ tia cực tím để oxy hóa vi khuẩn, nấm mốc, chất hữu cơ. Ozon mang lại nhiều lợi ích như khả năng diệt khuẩn tốt, có thể xử lý sắt, lưu huỳnh, không gây mùi hôi khó chịu, không gây ô nhiễm thức cấp.
XLNT là quá trình trải qua nhiều giai đoạn xử lý khác nhau, điều quan trọng bạn phải tìm hiểu và lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp như hiệu quả xử lý, chi phí đầu tư, tuổi thọ, khả năng thích ứng với những thay đổi về tải trọng và thời gian hoàn thiện nhanh chóng. Nếu như bạn cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh nhất thì hãy liên hệ trực tiếp qua Hotline 0938.857.768 của Công ty môi trường xử lý nước thải.