Làm sao để xử lý nước thải dệt nhuộm?

Nước thải dệt nhuộm sử dụng nhiều hóa chất phức tạp với mức độ gây ô nhiễm cao như hợp chất vô cơ, màu, chất hữu cơ. Vì thế khi xử lý nước thải ngành dệt nhuộm người ta thường ứng dụng các quy trình sinh học, kết tủa, hấp phụ hoặc công nghệ màng. Việc áp dụng các kỹ thuật tiên tiến có khả năng giảm mức độ ô nhiễm và có thể thu hồi nhiều vật liệu để tái sử dụng nước thải dễ dàng và an toàn hơn.

Xử lý nước thải dệt nhuộm
Xử lý nước thải dệt nhuộm

1. Tổng quan về công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

Nước thải ngành dệt nhuộm thường được xử lý bằng phương pháp vật lý, hóa học và sinh học. Các cơ chế xử lý bao gồm xử lý sơ bộ, cân bằng, đông tụ – tạo bông, tuyển nổi, điều chỉnh pH, xử lý thứ cấp thông qua xử lý sinh học hiếu khí – kỵ khí và cuối cùng xử lý qua công nghệ màng. Mục đích chính của các giai đoạn loại bỏ TSS, giảm độ màu, thuốc nhuộm, chất hữu cơ.

Thay vào việc hấp phụ bằng bộ lọc cát, người ta sử dụng bộ lọc sinh học kỵ khí và MBR hiếu khí. Đây là công nghệ xử lý hiếu khí thường dùng để XLNT cho nhiều nước thải khác nhau, trong đó có cả nước thải dệt nhuộm với hiệu quả xử lý COD đến 90%.

Đối với các thành phần khó phân hủy, họ sử dụng màng MBR với màng HF để khử thuốc nhuộm. Để đảm bảo việc duy trì hiệu quả xử lý người ta thường kết hợp quy trình MBR kỵ khí – hiếu khí để thu hồi năng lượng và loại bỏ màu.

Phần nước thải sau đó được xử lý qua màng NF. Việc ứng dụng màng lọc nano cho phép loại bỏ hàm lượng màu còn sót lại phù hợp với mục đích tái sử dụng. Có nhiều cách để loại bỏ thuốc nhuộm như sử dụng Fenton hóa, hydrogen peroxide hoặc kết hợp giữa TiO2/UV/H2O2.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải dệt nhuộm

2. Màng thẩm thấu chuyển tiếp (FO)

Ngoài các công nghệ màng thẩm thấu ngược, lọc nano và siêu lọc gây ra những trở ngại đối với quy mô công nghiệp thì màng thẩm thấu chuyển tiếp (FO) trở thành cách tiếp cận mới. Vì nước thải chứa nhiều thuốc nhuộm, muối vô cơ và phụ gia hữu cơ nên màng FO có tác dụng chiết xuất nước tinh khiết thay vì trải qua nhiều bước.

Hệ thống này có thể kết hợp cùng với thiết bị đông tụ – tuyển nổi để đạt hiệu quả, tỷ lệ thu hồi cao cũng như mức độ bám bẩn thấp hơn và ít tác động đến môi trường.

Giai đoạn đầu, màng FO làm giảm khối lượng nước thải bằng cách thu hồi nước thông qua quá trình thẩm thấu và tăng cường nồng độ thuốc nhuộm. Nó được loại bỏ bằng phương pháp keo tụ – tạo bông cùng khả năng loại bỏ đến 99% thuốc nhuộm.

 

3. Ứng dụng chitosan hấp phụ thuốc dệt nhuộm

Để khử thuốc nhuộm nên áp dụng qua nhiều công nghệ khác nhau. Trong đó hấp phụ là giải pháp hứa hẹn mang lại nhiều tín hiệu tốt nhất. Mặc dù hấp phụ dựa trên than hoạt tính được dùng rộng rãi nhưng nó lại không tiết kiệm năng lượng và chi phí. Ngoài ra thì việc sử dụng chất tạo màng sinh học như chitosan đã nổi tiếng gần đây trở thành cách hấp phụ mới đối với nước thải dệt nhuộm chứa nhiều thuốc nhuộm và kim loại nặng.

Chitosan trở thành chất tạo màng sinh học chi phí thấp, có nguồn gốc tự nhiên nên rất thân thiện với môi trường. Nó không hòa tan trong dung dịch kiềm, dung môi hữu cơ nhưng bị hòa tan trong dung dịch axit nên tạo cơ hội để khử thuốc nhuộm, kim loại nặng.

Lợi thế khi sử dụng chitosan so với vật liệu khác vì nó diện tích hấp phụ lớn, không có sự khuếch tán bên trong, dễ tái tạo, không độc hại và dễ phân hủy sinh học. Do đó không chỉ sử dụng trong ngành dệt nhuộm mà nó được nghiên cứu và áp dụng cho nhiều lĩnh vực như xử lý nước thải giấy tái chế, dệt may, mỹ phẩm, nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, sản xuất hóa chất,…

Vì rất khó xử lý nên nước thải dệt nhuộm phải sử dụng các công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, hiện đại hơn. Để hiểu rõ hơn nhiều quy trình khác, quý khách hàng hãy liên hệ ngay 0938.857.768 để Hợp Nhất tư vấn dịch vụ xử lý nước thải tốt hơn.