Không khí HCM cải thiện nhờ cách ly xã hội

Cũng giống Hà Nội, TP. HCM trong thời gian giãn cách ly xã hội do diễn biến phức tạp của Covid-19 đã hạn chế tối đa các hoạt động sản xuất, giao thông vận tải,… nên chất lượng không khí ở đây được cải thiện đáng kể. Điều này làm giảm các thông số ô nhiễm xuống ngưỡng thấp nhất.

Vì sao chất lượng không khí lại được cải thiện vào những ngày này? Cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu chi tiết về vấn đề này!

Chỉ số chất lượng không khí được cải thiện tại HCM

Theo kết quả điều tra tại 30 điểm quan trắc trên địa bàn TP. HCM, Sở TNMT công bố kết quả quan trắc ô nhiễm không khí trên địa bàn thành phố chủ yếu do bụi lơ lửng và tiếng ồn từ các phương tiện giao thông gây ra.

Trước đó, tại 19 vị trí giao thông, số bụi lơ lửng trong việc quá trình quan trắc trong tháng 1, 2, 3 đều vượt quy chuẩn cho phép so với tiêu chuẩn QCVN 05:2013/BTNMT. Ngoài ra, số liệu quan trắc tiếng ồn vượt quá 98% ngưỡng cho phép.

Trong 3 tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng từ dịch bệnh nên các hoạt động sản xuất, dịch vụ và giao thông ứng phó với diễn biến phức tạp của dịch Covid 19 tác động đáng kể đến chất lượng không khí TP. HCM. Theo đó, chất lượng không khí đều giảm dần trong quý I năm 2020. Một số vị trí quan trắc, số liệu đạt được đều đạt quy chuẩn cho phép, tần suất đều vượt chuẩn của bụi lơ lửng tại 19 vị trí giao thông chỉ đạt 7,4%.

So với tháng 1 thì nồng độ chất ô nhiễm không khí trong tháng 03/2020 giảm đáng kể. Chẳng hạn bụi lơ lửng giảm đến 1,2 lần; PM10 giảm 1,36 lần; PM2,5 giảm 1,44 lần; CO giảm 1,2 lần; NO2 giảm 1,35 lần và SO2 giảm 1,1 lần. Nguyên nhân chính của việc giảm chất ô nhiễm môi trường không khí do ảnh hưởng của dịch bệnh do các hoạt động sản xuất, KCN, tiểu thủ công nghiệp, hoạt động xây dựng đều giảm.

Thông số quan trắc trong những ngày gần đây của tháng 4 cho thấy các thành phần ô nhiễm không khí tại thành phố có xu hướng giảm. Trong thời gian giãn cách ly, người dân hạn chế đi lại đã giảm bớt tình trạng kẹt xe tại các nút giao thông nên giảm mức độ ô nhiễm môi trường không khí đáng kể.

Không khí HCM cải thiện nhờ cách ly xã hội

Xem thêm bài viết về một số công nghệ sinh học xử lý khí thải!

Mức độ ô nhiễm không khí HCM từ hoạt động giao thông

Trước khi thực hiện cách ly xã hội, Sở TNMT TP. HCM cho biết tình hình ô nhiễm môi trường bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như hoạt động giao thông, hoạt động sản xuất công nghiệp và hoạt động xây dựng. Thành phố HCM là đô thị có mức sống khá cao, tập trung nhiều loại hình sản xuất công nghiệp với mức sống khá cao nên phần lớn người dân từ các tỉnh thành phố khác đến tập trung sinh sống.

Theo số liệu thống kê, trên địa bàn thành phố có gần 10 triệu phương tiện giao thông, 7,6 triệu xe máy, 700 ngàn ô tô và hơn 2 triệu phương tiện người dân từ các khu vực khác. Nhiều phương tiện không bảo trì – bảo dưỡng xe theo quy định đã làm tăng lượng khí thải phát thải vào môi trường với mức độ gây độc khá cao.

Được biết có đến 37 điểm giao thông thường xuyên xảy ra tình trạng kẹt xe, ùn ứ gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng. Việc này xảy ra nhất là vào thời điểm người dân tan làm ở thành phố. Hoạt động giao thông phát thải nhiều nhất chiếm đến 99% phát thải CO, 78% phát thải khí SO2 và 46% bụi phát sinh.

Chưa kể, TP. HCM tập trung hơn 1.000 nhà máy, xí nghiệp có quy mô lớn với hàng chục cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Ngoài các nhà máy nằm trong các KCN thì các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nằm xen kẽ với khu dân cư nên khí thải từ hoạt động này bị ô nhiễm nặng nề làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.

Tập trung nhiều ngành công nghiệp như luyện kim, cơ khí, dệt nhuộm, may mặc, xi mạ, sản xuất giấy và bột giặt,… chúng được xếp vào nhóm ngành công nghiệp nặng có nguy cơ gây ô nhiễm cao. Hoạt động công nghiệp chiếm 22% tổng số phát thải khí SO2 và bụi chiếm 21%.

Chính vì thế UBND thành phố cần có chính sách, mục tiêu phát triển phù hợp với điều kiện thực tế của thành phố. Kiến nghị và đưa ra nhiều chính sách hành động kịp thời để kiểm soát nguồn phát thải từ các phương tiện giao thông. Cần xây dựng nhiều chương trình khuyến khích doanh nghiệp, cơ sở sản xuất giảm phát thải, tăng cường xử lý khí thải ô nhiễm và kịp thời khắc phục các sự cố môi trường xảy ra.