Keo tụ là phương pháp xử lý nước thải được ứng dụng khá nhiều trong các ngành công nghiệp. Tìm hiểu đặc trưng, ứng dụng của bùn hoạt tính, bông cặn,…
Trước khi có kế hoạch xây mới hệ thống xử lý nước thải, người ta thường ưu tiên sử dụng nhiều phương pháp XLNT vượt trội. Đặc biệt, không thể thiếu phương pháp keo tụ xử lý nước thải với nhiều tính năng và công dụng trong việc làm sạch nước, loại bỏ cặn bẩn và khử được nhiều thành phần, tạp chất ô nhiễm cục bộ cho nguồn thải.
Vậy đặc điểm chất keo tụ cũng như đặc trưng XLNT của phương pháp này như thế nào, mời bạn cùng Hợp Nhất tìm hiểu nhé!
Bản chất của chất keo tụ trong xử lý nước thải
Ứng dụng
Chất keo tụ thường được sử dụng nhiều trong nhiều ngành công nghiệp giúp loại bỏ các hạt lơ lửng trong nước. Chất keo tụ đóng vai trò quan trọng và không thể thể thiếu trong các hệ thống xử lý nước thải. Trong đó có sự khác biệt về chất tạo bông làm đông tụ bằng các loại hóa chất xử lý nước thải phổ biến nhất.
Quá trình thúc đẩy sự keo tụ của các hạt mịn trong dung dịch, tạo ra bông cặn, sau đó nổi lên bề mặt hoặc lắng xuống đáy. Các chất keo tụ thường là chất hữu cơ, chất vô cơ có nhiều dạng điện tích khác nhau, mật độ điện tích, trọng lượng phân tử và hình thái cũng khác nhau.
Trong đó, chất keo tụ cao phân tử được sử dụng nhiều nhất vì chúng có khả năng thúc đẩy quá trình keo tụ với liều lượng tương đối thấp. Thế nhưng chúng lại không có khả năng phân hủy sinh học và sự phân tán liên quan đến các monome gây hại vào nguồn nước cấp hình thành các chất tạo màng sinh học vừa thân thiện với môi trường.
Đặc trưng
Đặc trưng của loại chất này có thời hạn sử dụng ngắn hơn, cần liều lượng cao hơn chất keo tụ polyme hữu cơ. Trong nhiều trường hợp các polyme tổng hợp kết hợp cùng polyme tự nhiên có tác dụng tạo ra chất kết bông phù hợp cho xử lý nước thải ngành dệt nhuộm.
Chất keo tụ thường được ứng dụng cho nhiều ngành công nghiệp khác nhau, từ các công ty xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, công nghệ sinh học. Nhưng chúng được ưa chuộng trong lĩnh vực xử lý nước thải vì chúng có tác dụng loại bỏ hàm lượng chất rắn lớn, làm trong nước, làm mềm vôi, làm đặc bùn và khử chất rắn.
Nước thải vốn dĩ là hỗn hợp gồm chất rắn dạng keo, vi khuẩn, sinh vật phù du, chất hữu cơ phân hủy sinh học, vô cơ hoặc kim loại nặng. Từ lâu chất keo tụ được người Ai Cập sử dụng để làm sạch nước sông bằng chất keo tụ. Chúng thường được dùng để lọc nước sinh hoạt, xử lý nước thải, nước mưa và nước thải công nghiệp.
Phương pháp bùn hoạt tính
Bùn hoạt tính là một trong những phương pháp tạo bông bùn hoạt tính trong quá trình xử lý nước thải, nếu phương pháp kỵ khí – hiếu khí có mục đích loại bỏ photpho ra khỏi nước thải, nó được cải tiến từ quy trình bùn hoạt tính thông thường.
Như phương pháp khử photpho có thể dùng phương pháp kỵ – hiếu khí (phương pháp sinh học), nhưng phương pháp keo tụ bùn hoạt tính lại là phương pháp xử lý hóa học.
Đây là cách xử lý nước thải có tác dụng loại bỏ photpho vào bể phản ứng bằng quá trình bùn hoạt tính thông thường. Chất keo tụ có chứa photpho trong bể phản ứng giúp thúc đẩy quá trình keo tụ diễn ra. Sau đó, nước thải đưa qua bể lắng cuối cùng và bùn hoạt tính keo tụ lắng xuống đáy.
Phần nước thải trong bể lắng được xả ra ngoài đến thiết bị khử trùng và bùn hoạt tính đưa trở lại bể phản ứng dưới dạng bùn lưu hồi. Phương pháp này cũng cải thiện tỷ lệ lắng của bùn hoạt tính, còn photpho cũng bị loại bỏ và bổ sung cho các giai đoạn xử lý nước thải.
Các bông cặn được hình thành như thế nào?
- Tác động dưới sự chuyển động của nhiệt: giai đoạn này có chịu sự thay đổi của nhiệt độ, lực chuyển động Brow và lực Vander Waals.
- Tác động dưới dự khuấy trộn của dòng nước: sự chuyển động của bông cặn thường phụ thuộc vào 2 dòng chảy: tạo bông trong dòng chảy tầng và tạo bông trong dòng chảy rối.
Nếu Doanh nghiệp có kế hoạch thiết kế hệ thống XLNT hoặc bảo trì – bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo HTXLNT thì hãy liên hệ qua Hotline 0938.857.768 để công ty xử lý môi trường Hợp Nhất có thể tiếp nhận và giải đáp mọi thắc mắc miễn phí nhé!