Là ngành kinh tế chủ lực của đất nước, ngành sản xuất xi măng mang về không ít giá trị kinh tế và trở thành một trong những quốc gia xuất khẩu xi măng lớn nhất thế giới.
Tuy nhiên ngành này cũng tạo ra nhiều vấn đề môi trường nóng hổi. Vì thế cần sự chung tay của nhà nước và cộng đồng cần nâng cao hiệu quả xử lý khí thải xi măng, giảm những tác động tiêu cực đến môi trường.
Mặt hạn chế về môi trường trong sản xuất xi măng
Ngành sản xuất xi măng trong công đoạn clinker, nghiền xi măng phát thải nhiều bụi, khí CO2, CO, NOx, SOx với nhiều tác động lớn đến môi trường. Mặc dù chuyển hướng công nghệ sản xuất từ phương pháp ướt sang phương pháp khô nhưng công nghệ sản xuất xi măng còn nhiều tồn tại, trong đó còn sử dụng nguồn nguyên liệu, tài nguyên hóa thạch không tái tạo.
Trong những năm tới, ngành xi măng hướng đến mục tiêu phát triển kinh tế không phát thải, hạn chế những rủi ro ảnh hưởng lớn đến môi trường, tuân thủ theo các quy luật của môi trường sống.
Như thế, các doanh nghiệp sẽ ứng dụng thay thế nguyên liệu hóa thạch trong sản xuất clinker, xi măng như đá vôi, đất sét, silic, quặng sắt và thay thế hoàn toàn bằng chất thải của các ngành kinh tế khác. Đặc biệt chú trọng đến việc tái sử dụng chất thải sinh hoạt như rác thải, bùn thải, tro xỉ, phế thải vật liệu xây dựng hoặc tro thải từ các lò đốt.
Với việc tiếp nhận “ồ ạt” chất thải từ các ngành công nghiệp khác, môi trường trở thành kho chứa khổng lồ chất ô nhiễm độc hại do quá trình xử lý khí thải chưa đạt hiệu quả cao. Đây là thời điểm quan trọng để ngành xi măng tạo ra bước thay đổi mới với xã hội. Các nhà máy xi măng cần hướng đến việc phát triển xanh, sạch, thân thiện và giảm phát thải đến môi trường.
“Không phát thải – Tuần hoàn tự nhiên” trong sản xuất xi măng
Vừa qua sự hợp tác giữa VICEM và Tập đoàn FLSmidth hợp tác để phát triển chương trình “Không phát thải – tuần hoàn tự nhiên” nhận được nhiều sự chú ý. Cơ hội hợp tác này sẽ triển khai công nghệ giảm phát thải khí nhà kính. Ứng dụng thành công giải pháp thay thế nguyên liệu tác động xấu đến môi trường cũng như cải thiện tốt chất lượng không khí.
VICEM và Tập đoàn FLSmidth hợp tác trong sản xuất xi măng
Ngành xi măng Việt Nam đạt sản lượng khoảng 100 triệu tấn/năm, đứng thứ 4 thế giới về quy mô sản xuất vừa cung ứng nhu cầu trong nước vừa xuất khẩu ra thế giới. Trong đó, Tổng công ty xi măng Việt Nam (VICEM) chiếm gần 34 % thị phần trong nước và trở thành đơn vị chủ lực của ngành xi măng nước ta.
Đối với Tập đoàn VICEM tham gia chương trình này sẽ mở ra kỷ nguyên mới trong việc hưởng ứng cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sử dụng tiết kiệm năng lượng gắn liền với BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là một trong những giải pháp tái cơ cấu ngành xi măng của Việt Nam.
Đối với việc tái tuần hoàn tự nhiên, VICEM đưa tro xỉ từ nhà máy nhiệt điện làm thành phần nguyên liệu sản xuất, dự kiến con số này tăng từ 10% đến 15%. Nhờ vậy giúp giảm bớt lượng tro xỉ nhiệt điện, giảm nguồn nguyên liệu đầu vào không tái tạo như đất sét, đá vôi,…
Đáng chú ý hoạt động sử dụng chất thải đô thị làm nguồn nguyên liệu thay thế giúp ngăn ngừa ô nhiễm không khí từ quá trình đốt chất thải. FLSmidth hy vọng đây sẽ là giải pháp hữu hiệu được kỳ vọng có thể giảm 33% khí CO2 ra ngoài môi trường.
Tối ưu hóa nguyên liệu, năng lượng trong sản xuất xi măng
Với sự thống nhất từ Tập đoàn VICEM và Tập đoàn FLSmidth (Đan Mạch) sẽ tối ưu hóa hiệu suất sử dụng nhiệt năng, điện năng bằng các giải pháp công nghệ mới phát điện trong nhà máy sản xuất. Ngoài ra họ sẽ ứng dụng thuật toán trong lĩnh vực điện toán nhằm thiết lập hệ điều khiển thông minh đáp ứng việc luân chuyển tuần hòa.
Đồng thời tăng cường sử dụng nguyên liệu thay thế, thu gom và xử lý rác, nâng cao hiệu suất sử dụng điện năng.
Tập đoàn FLSmidth lựa chọn VICEM vì tin tưởng tập đoàn sẽ thực hiện tốt vai trò cũng như hoàn thành tốt chương trình không phát thải – tuần hoàn tự nhiên. Do đó điều này tạo tính đột phá trong sự phát triển bền vững của xi măng Việt Nam.
Đồng thời họ cũng thay thế nguồn nhiên liệu từ đốt than bằng đốt rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt cùng các chất thải khác có khả năng sinh nhiệt góp phần làm sạch môi trường, giảm sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
Sự hợp tác giữa đơn vị sản xuất xi măng hàng đầu ĐNA cùng nhà cung cấp giải pháp công nghệ phát triển bền vững. Mở ra hướng đi mới trong việc nghiên cứu và phát kiến giải pháp thân thiện với môi trường của ngành xi măng của Việt Nam.
Công ty môi trường Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!