Làm sao để có thể sử dụng nước thải? Chất lượng nước mặt ngày càng suy giảm, xử lý và tái sử dụng nguồn nước thải là cách tốt nhất để giảm thiểu ô nhiễm. Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ cùng chia sẻ với bạn đọc ở bài viết này!
Nguồn nước ngày càng suy thoái
Mối lo ngại từ nước thải ô nhiễm
Gánh nặng về nước thải khiến nhiều lĩnh vực/ngành nghề của Việt Nam bị chững lại hoặc gặp nhiều vấn đề liên quan đến chất lượng nước cung cấp cho sản xuất và sinh hoạt. Các chất ô nhiễm do quá trình công nghiệp hóa làm phát sinh nhiều bệnh dịch, rủi ro cao nên năng suất và tăng trưởng giảm do chất dinh dưỡng kém. Nguồn nước suy thoái là tác nhân hàng đầu khiến sức khỏe con người bị giảm sút, làm lây lan nhiều dịch bệnh nguy hiểm.
Các hoạt động từ các đô thị, KCN, nông nghiệp và làng nghề chảy qua các thành phố lớn bị ô nhiễm nặng. Nước từ các khu vực ô nhiễm do khai thác quá mức làm tăng nồng độ và lưu lượng ô nhiễm, nhất là khu vực sông Mêkông và sông Hồng.
Hiện nay chỉ có 12,5% nước thải đô thị được xử lý triệt để. Có thể thấy trong thời gian dài vì không chú trọng công tác xử lý nước thải đã để lại nhiều hậu quả nặng nề như không tiêu thoát nước thường xuyên, nước sinh hoạt không có bể chứa đổ thẳng ra sông, suối. Mạng lưới thoát nước tại Hà Nội và TP. HCM còn thấp, chưa được đầu tư trên quy mô rộng, thiếu sự quan tâm đến quy trình xử lý nước thải cùng với hệ thống vận hành phức tạp, kém hiệu quả.
Chất thải rắn gây ô nhiễm nước mặt
Chất thải rắn cũng là mối đe dọa lớn đến chất lượng nước mặt. Chôn lấp rác không hợp vệ sinh, thiếu đơn vị thu gom, bãi chôn lấp không hợp vệ sinh dẫn đến tình trạng rác thải gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước. Nhiều bãi rác không được thu gom và xử lý đúng cách khiến nước rỉ rác ngấm vào mạch nước ngầm.
Khá nhiều phương pháp xử lý nước thải rỉ rác bằng thực vật cũng mang lại hiệu quả giảm bớt nguồn thải ô nhiễm vào môi trường. Hiện nước ta có 660 bãi rác nhưng chỉ có 203 bãi chôn lấp hợp vệ sinh. Nguồn chất thải Việt Nam quá lớn lại không cân xứng với quy mô cả nước làm thất thoát đến 60% chất thải nhựa ra biển, đại dương.
Tái sử dụng nước thải trong sinh hoạt và sản xuất
Nhà nước nhận thức rõ mức độ ô nhiễm do các vấn đề sản xuất nông nghiệp nên khuyến khích người dân cần tập trung giảm thiểu ô nhiễm, tập trung lựa chọn cách chọn giống và tái cơ cấu sản xuất theo hướng phù hợp. Nhờ vậy mà nhiều chương trình, tuyên truyền, điều chỉnh trong việc sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu góp phần tạo ra nhiều lợi ích, nâng cao hiệu quả cũng như góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường đáng kể.
Gian nan trong bài toán xử lý nước thải
Mặc dù nhiều cuộc cải cách xử lý nước thải sinh hoạt nhưng ô nhiễm vẫn có xu hướng tăng lên. Hàng loạt biện pháp cải tạo và nâng cấp nguồn nước ô nhiễm từ các khu dân cư, khu đô thị, KCN, CCN hay làng nghề nhưng vẫn tồn đọng nhiều vấn đề nan giải khó xử lý.
Ô nhiễm môi trường dần trở thành thói quen “khó bỏ” tại nhiều địa phương trên cả nước. Những nan giải như ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm do hóa chất, phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất nông nghiệp; tỷ lệ đấu nối với hệ thống XLNT tập trung còn kém; hệ thống pháp luật thực thi còn nhiều hạn chế; khả năng đầu tư trong việc thu gom và xử lý nước thải chưa hiệu quả; chưa chú trọng đến công tác tái sử dụng nước thải,…
Vậy làm sao để khuyến khích và nâng cao chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn? Xuất phát từ nhu cầu và lợi ích cộng đồng, chi phí thường được chi trả bởi các cơ quan nhà nước, đơn vị hoặc công ty xử lý nước thải chuyên biệt. Đặc biệt, cần chú trọng đến nhiệm vụ xử lý và tái sử dụng làm nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu. Bởi lẽ tái sử dụng nước thải có thể giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sử dụng nguồn thu.
Lợi ích từ việc tái sử dụng nước thải
Nếu nước thải đô thị được tái sử dụng thường xuyên giúp làm giảm áp lực về tài nguyên nước nước tại Tp. HCM, Hà Nội,… nhằm giải quyết tình trạng thiếu nước vào năm 2030. Đối với các lưu vực sông ô nhiễm nặng như sông Tô Lịch, sông Nhuệ – Đáy, sông Sài Gòn hay sông Đồng Nai cần được cải thiện chất lượng nước mặt để giảm các chi phí chi trả. Đồng thời đây cũng là phương án tái sử dụng nước nhiều lần nhằm phục vụ cho lợi ích cộng đồng.
Đối với việc tái sử dụng nước công nghiệp cũng là cơ hội kinh doanh thương mại hiệu quả giảm chi phí đầu tư đáng kể. Trong đó chủ yếu thực hiện 3 nhiệm vụ chính tận dụng đầu tư cho nước thải từ các tổ chức công – tư; xúc tiến hợp tác cùng các công ty hạ tầng, đơn vị nhà máy xử lý nước thải bằng hệ thống tái sử dụng nước thải công nghiệp và cuối cùng yêu cầu các doanh nghiệp tái sử dụng nước thải đã qua xử lý trong các dây chuyền sản xuất. Cần chú trọng và quan tâm đến các điểm nóng ô nhiễm, tập trung đầu tư và tái sử dụng nguồn nước đã qua xử lý.
Để giải pháp tái sử dụng nước thải được thực thi có hiệu quả trên quy mô rộng lớn cần kết hợp ứng phó ô nhiễm với giáo dục, sửa đổi một số quy định cũng như khung pháp lý áp dụng trực tiếp.