Mức sống tại nhiều đô thị ngày càng tăng cao thu hút nhiều người ngoại tỉnh đến làm ăn sinh sống. Do đó việc xây dựng khu đô thị từ đơn giản đến cao cấp ngày càng nhiều. Điều đáng nói, nhiều công trình với hàng nghìn hộ dân nhưng công tác xử lý nước thải vẫn chưa được thực hiện chặt chẽ. Nhiều đô thị xả trực tiếp nước thải vào môi trường, kênh rạch, sông hồ mà nước thải chỉ được xử lý sơ bộ, các thành phần ô nhiễm vẫn ở ngưỡng nguy hiểm.
1. Thực trạng xử lý nước thải đô thị
Theo quy định của Luật bảo vệ môi trường thì những khu đô thị nếu chưa đấu nối với HTXLNT tập trung thì phải thiết kế hệ thống XLNT riêng biệt. Chủ đầu tư phải lắp đặt trạm xử lý nước thải trong quá trình thẩm định, phê duyệt quy hoạch dự án. Nhiều người cho rằng nước thải đô thị không nguy hiểm vì nó chứa chủ yếu nước thải sinh hoạt dễ xử lý hơn nước thải công nghiệp.
Xử lý nước thải sinh hoạt đô thị chủ yếu là loại bỏ các chất hữu cơ để hạn chế ô nhiễm nước mặt, nước ngầm. Vì không xử lý đúng quy trình khiến nhiều con sông ngày càng bị ô nhiễm. Trong khi đó nhiều chủ đầu tư nhận thấy chi phí XLNT quá cao nên thường cắt giảm bớt kinh phí xử lý, giảm bớt các công trình cùng các thủ tục hồ sơ rườm rà.
Tuy nhiên nếu các khu đô thị, chung cư đều có hệ thống xử lý tại chỗ thì nguồn nước mới được kiểm soát, đảm bảo chất lượng nước thải sau xử lý đạt chuẩn. Nhiều chủ đầu tư lơ là công tác xử lý nên chỉ xây tạm các trạm xử lý sơ sài vì họ cho rằng việc đầu tư và quản lý vận hành rất tốn kém. Hoặc nhiều đơn vị có diện tích mặt bằng còn hạn chế dẫn đến việc xây dựng hệ thống bị chậm trễ hoặc không đạt yêu cầu xử lý.
2. Bất cập trong xử lý nước thải đô thị
Việc ứng dụng công nghệ để xử lý nước thải tại các khu vực đô thị còn nhiều vấn đề
2.1. Tồn đọng trong quản lý vận hành hệ thống
Trước đây, các chủ đầu tư không cần thiết kế trạm xử lý nhưng đến nay để đảm bảo các yêu cầu BVMT thì các đơn vị phải lắp đặt trạm. Nhiều thành phố lớn hiện vẫn chưa hoàn thiện trạm XLNT, nhiều nơi vẫn chưa bố trí hệ thống thoát nước thải và nước mưa tách biệt. Các khu đô thị chỉ chú trọng phát triển số lượng, quy mô mà không quan tâm đến chính sách phát triển bền vững, chưa thân thiện với môi trường.
Tình trạng xây dựng hệ thống chưa được quản lý và vận hành chưa hết công suất, khâu xử lý bùn chưa đúng cách. Nhiều hệ thống công suất nhỏ nhưng tiếp nhận lượng nước thải hàng nghìn mét khối. Trong khi đó việc bảo dưỡng chưa được coi trọng, chưa tuân thủ quy định hướng dẫn, nhiều hệ thống hoạt động nhưng thường xuyên xảy ra sự cố, hư hỏng.
2.2. Ứng dụng công nghệ tiên tiến còn hạn chế
Tình hình xử lý nước thải đô thị, khu dân cư có nhiều chuyển biến tích cực, hạn chế ô nhiễm môi trường. Nhiều công nghệ xử lý khá đa dạng, tùy theo loại nước thải, công suất mà việc lựa chọn giải pháp xử lý, đòi hỏi chủ đầu tư nghiêm túc tuân thủ quy định, quy chế và đảm bảo tính kỹ thuật, mang tính bền vững.
Hiện nay, vì chi phí lớn nên nhiều chủ đầu tư còn e ngại trong việc bỏ chi phí thiết kế, lắp đặt. Điều quan trọng phải lựa chọn công nghệ xử lý hiện đại, tiên tiến. Để giúp tiết kiệm chi phí, người ta ứng dụng mô hình xử lý nước thải sinh hoạt công nghệ kỵ khí kết hợp xử lý bậc 3 bằng bãi lọc ngầm nhân tạo, dễ vận hành, chi phí thấp vừa XLNT ô nhiễm vừa kết hợp tiêu chí sinh thái thân thiện hơn.
Trong các HTXLNT đô thị, công nghệ MBBR sử dụng đệm chuyển động cũng được ưa chuộng hơn vì ưu điểm tiết kiệm chi phí, vận hành linh hoạt, đơn giản, hiệu quả, bền và ổn định. Các trạm XLNT hiện nay đều sử dụng phương pháp xử lý sinh học để xử lý nước thải tòa nhà, chung cư, thương mại, dịch vụ,… Cần khảo sát, điều tra, đề xuất giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả nhà máy, trạm XLNT góp phần bảo vệ môi trường.
Liên hệ với Hợp Nhất – Công ty xử lý nước thải để có thêm tư vấn khi xây dựng hệ thống xử lý nước thải.