Xử lý nước nhiễm chì và kim loại nặng trong các ngành công nghiệp để giảm thiểu ô nhiễm là giải pháp cấp thiết. Công nghệ phytoremediation được ứng dụng thế nào trong xử lý nước nhiễm chì?
Xử lý nước thải công nghiệp nói chung và nước thải các ngành sản xuất nói riêng đang tập trung nghiên cứu nhiều phương pháp xử lý nước thải có độc tính cao, đặc biệt là hàm lượng kim loại nặng. Trước tiên phải kể đến các kim loại nặng như As, Hg, Cd, Ni, Cu, Pb,… trở thành chất gây ô nhiễm phổ biến nhất hiện nay.
Tình trạng nước thải bị nhiễm kim loại nặng
Vì các ngành công nghiệp phát triển nhanh chóng làm nâng cao đời sống của con người đã và đang khiến tình trạng ô nhiễm diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Trong đó có đến 80% nước thải và chất thải công nghiệp vẫn chưa qua xử lý tiềm ẩn nhiều nguy cơ xấu đối với tài nguyên nước và hệ sinh thái.
Đặc biệt, chì là một trong những kim loại thông dụng nhất hiện nay, và xuất hiện trong nhiều ngành công nghiệp, nông nghiệp cho đến đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người. Có thể thấy, chì có mặt khắp mọi nơi trong cuộc sống con người. Chì có đặc tính màu xám nhạt, không mùi, không vị, không hòa tan trong nước và không cháy. Chì là chất gây độc rất nghiêm trọng. Độc tính của nó thường tỷ lệ thuận với hàm lượng chì trong cơ thể khi tích tụ quá lâu.
Và cũng có khá nhiều phương pháp loại bỏ kim loại nặng trong nước như phương pháp hóa học, hóa lý và sinh học. Tại các nhà máy như xi mạ, cơ khí, luyện kim thường có hàm lượng kim loại vượt quá tiêu chuẩn cho phép nên cần xử lý sơ bộ trước khi thải ra ngoài môi trường. Một số phương phải kể tên như kết tủa hóa học, hấp thụ, trao đổi ion, điện hóa, oxy hóa – khử và xử lý nước thải kim loại nặng bằng phương pháp tạo pherit.
Ứng dụng của công nghệ phytoremediation xử lý nước thải nhiễm chì
Hiện nay có nhiều công nghệ làm sạch môi trường nhưng đều rất tốn kém và khó đạt được kết quả tối ưu. Hiện nay, xử lý nước nhiễm chì bằng thực vật được xem như phương pháp đặc biệt với cơ chế hấp thụ, chuyển hóa, chống chịu và loại bỏ hết chất ô nhiễm trong nước thải. Tuy nhiên có rất ít thực vật có khả năng hấp thụ chì tốt.
Ứng dụng công nghệ phytoremediation trong xử lý nước thải nhiễm chì để bảo vệ môi trường hướng đến sự phát triển bền vững trong ngành công nghiệp hóa. Đặc biệt, cây phát tài thích hợp sinh sống trong điều kiện nước có nồng độ ô nhiễm cao với khả năng hấp thu và tích lũy chì trong các bộ phận như rễ, thân và lá cây.
Cây phát tài Dracaena sanderiana xử lý nước nhiễm chì
Cây phát tài có tên Dracaena sanderiana có nguồn gốc châu Phi và ngày càng trồng rộng rãi khắp Việt Nam. Ngoài mang lại giá trị kinh tế và tinh thần, trong những năm qua cây phát tài còn có giá trị lớn trong xử lý nước thải gia công cơ khí.
Việc ứng dụng thực vật trong xử lý nước thải nhiễm chì được đánh giá mang lại tính khả thi cao với chi phí thấp và vô cùng thân thiện với môi trường. Điều này cũng tạo ra hướng đi mới với sự phát triển bền vững, dài lâu và hiệu quả đối với công tác BVMT.
Cây phát tài có khả năng sinh trưởng tốt ở giá trị pH khoảng 3.5;4;4.5;5 và giá trị lý tưởng nhất là 4.5. Cây này có thể sinh sống trong điều kiện nồng độ chì khoảng 200 – 600 ppm. Khi đó, nồng độ càng cao thì khả năng hấp thụ của cây càng lớn. Trong các bộ phận của cây, lượng Pb tích lũy chủ yếu ở rễ, một phần sẽ tích lũy trong thân và lá. Và khả năng di chuyển chì lên các bộ phận trên cây rất thấp.
Bên cạnh đó, cây phát tài còn có thể xử lý nước thải sinh hoạt với nồng độ chì rơi vào khoảng 200 ppm. Quá trình xử lý nước nhiễm chì tăng theo thời gian và hàm lượng chì giảm dần sau 30 ngày cho kết quả xử lý đến 90,9%.
Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!