Chuyển đổi nền kinh tế xanh sau đại dịch Covid-19

Sau đại dịch Covid19, nền kinh tế xanh là giải pháp hữu hiệu toàn cầu để vừa thúc đẩy nền kinh tế phát triển, vừa đảm bảo chất lượng môi trường sống.

Giới chuyên gia cảnh báo sẽ có hàng triệu loài có nguy cơ bị tuyệt chủng, môi trường suy thoái vì hoạt động của công nghiệp và sử dụng tài nguyên. Nước ngọt, đất và khí hậu đang bị đe dọa và nhường chỗ cho biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học và hơn thế nữa.

Những thông điệp về môi trường mang lại sự thay đổi mới để giải quyết các cuộc khủng khoảng về khí hậu và sinh thái trở thành con đường dẫn đến sự bền vững.

Công nghệ và đổi mới

Nhiều quốc gia cần đổi mới công nghệ và khuyến khích sự đầu tư giảm tải những tác động tiêu cực. Mặc dù vậy nhưng công nghệ không chỉ là điều tốt vì nó thúc đẩy các hoạt động của con người ngày càng tăng, điều này đồng nghĩa với việc những tác động môi trường ngày càng lớn.

Đối với lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghệ mới giữ vai trò quan trọng để dung hòa và hạn chế những khó khăn. Chúng giúp sản xuất lương thực, đóng góp to lớn vào thu nhập kinh tế cũng như ứng dụng trong xử lý môi trường như lọc nước, xử lý bụi đảm bảo chất lượng không khí, giảm lũ lụt, tạo ra nhiều giá trị thẩm mỹ và văn hóa.

Công nghệ không chỉ cải thiện năng suất, giảm tác động mà còn mở rộng sang các vùng đất khác. Tuy nhiên điều này thúc đẩy người dân sử dụng nhiều sản phẩm độc hại hơn như thuốc trừ sâu, phân bón hóa học. Do đó, việc thay đổi công nghệ cần gắn liền với cơ chế pháp lý cải tiến thúc đẩy và đáp ứng nhu cầu con người, đồng thời mang lại lợi ích cho khí hậu, hệ sinh thái và môi trường.

Thế giới dần coi trọng hơn đối với nền kinh tế tuần hoàn. Ở đó, các sản phẩm sau khi không còn giá trị sử dụng sẽ được tái chế, tái sử dụng bằng cách trở thành sản phẩm mới trong tương lai. Vì thế, khái niệm công nghệ cacbon thấp ra đời giúp chuyển đổi việc phụ thuộc quá nhiều vào nhiên liệu hóa thạch làm suy thoái môi trường mà thay vào đó sẽ tham gia sản xuất chất thải.

Chuyển đổi nền kinh tế xanh sau đại dịch Covid-19

Mục tiêu phát triển kinh tế xanh sau đại dịch Covid-19

Ảnh hưởng từ đại dịch đến môi trường

Các quốc gia đang đứng trước bờ vực sụp đổ nền kinh tế chưa từng có vì ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19. Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp cực đoan nhưng cần thiết để đối phó với Covid-19 là các doanh nghiệp phải đóng cửa, khiến nhiều người bị mất việc làm.

Nhu cầu về nhiên liệu hóa thạch giảm mạnh trong đại dịch Covid-19. Lượng khí thải CO2 giảm mạnh nhưng trong thời gian tới lượng khí thải sẽ tăng mạnh trở lại, nhanh hơn nhiều tập trung ở sản xuất công nghiệp và phương tiện giao thông hồi phục sau thời gian giãn cách xã hội.

Sáng kiến mới trong nền kinh tế xanh

Covid-19 đã thúc đẩy nhiều sáng kiến xanh được nhiều nước áp dụng như thay thế lò đốt than cốc bằng khí đốt tự nhiên với mục tiêu cắt giảm chi phí.

Bước đi đúng đắn nhất để phục hồi sau khoảng hoảng và suy thoái vẫn là tập trung đầu tư vào năng lượng tái tạo và chiến lược phục hồi xanh, nhất là đầu tư vào những công nghệ thân thiện với môi trường. Phục hồi xanh cải thiện sức khỏe và lợi ích cộng đồng. Nó có khả năng tạo việc làm và thúc đẩy nhiều giá trị kinh tế, tăng đa dạng sinh học và môi trường, cung cấp an ninh tài chính cùng lợi ích môi trường.

Trong thời gian tới, nhiều Chính phủ bị tổn thất do dịch Covid-19 sẽ chuyển đổi sang nền kinh tế cacbon thấp bằng cách đẩy nhanh quá trình phục hồi và tăng trưởng kinh tế xanh. Nền kinh tế xanh cũng được coi trọng với cơ hội triển khai việc làm bền vững, ứng dụng có hiệu quả giải pháp, công nghệ môi trường thân thiện hơn với môi trường.

Liên hệ tới Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất để được tư vấn về cách xử lý các nguồn nước thải, nước cấp, khí thải,…!