Yêu cầu khi vận hành bể sinh học hiếu khí

Khi vận hành các bể sinh học hiếu khí trong hệ thống xử lý nước thải, chúng ta cần lưu ý điều gì để công tác vận hành được hiệu quả, xử lý tốt nguồn thải? Mời các bạn cùng tham khảo một số thông tin dưới đây nhé. 

Vận hành bể sinh học hiếu khí

1. Lưu ý khi vận hành bể sinh học hiếu khí

Bể hiếu khí còn được gọi là bể bùn hoạt tính (bể Aerotank), bể có cấu tạo khá đơn giản, có hình chữ nhật hoặc hình tròn. Tại bể diễn ra phản ứng sinh học phân hủy các chất hữu cơ bằng các chủng vi sinh hiếu khí. 

1.1. Quá trình bùn hoạt tính

Quá trình bùn hoạt tính hiếu khí là bể khuấy trộn. Tại đây, sự phát triển vi sinh vật lơ lửng cung cấp oxy hòa tan trong môi trường giàu không khí. Thể tích bể hiếu khí thường khá lớn và khả năng tòa tan oxy cao đáp ứng nhu cầu oxy của VSV. Chi phí vận hành của hệ thống bị hạn chế về kinh tế từ quá trình xử lý, mặc dù hệ thống được thiết kế và lắp đặt đơn giản.

Ngoài quá trình oxy hóa chất hữu cơ hòa tan, quá trình nitrat hóa và khử nito đồng thời cũng diễn ra. Quá trình nitrat diễn ra trong bể hiếu khí (đồng thời với loại bỏ cacbon) trong đó amoniac hòa tan trong nước thải chuyển thành nitrat. Quá trình khử nito diễn ra trong môi trường thiếu khí tiến hành trong bể phản ứng sinh học riêng biệt.

Trong quá trình khử nito, nitrat hình thành trong quá trình nitrat hóa bị khử thành khí nito và được loại bỏ khỏi bể phản ứng sinh học. Vì quá trình này bản chất là thiếu khí nên bể phản ứng sinh học không cần cung cấp không khí từ bên ngoài.

Khi vận hành bể, chúng ta cần lưu ý các yếu tố quan trong bao gồm:

  • Duy trì lượng bùn trong bể ở mật độ phù hợp.
  • Duy trì lượng nước thải cung cấp vào bể phù hợp với công suất thiết kế.
  • Đảm bảo điều kiện tốt cho vi sinh vật sinh trưởng và phát triển
  • Cung cấp lượng oxy cần thiết cho sinh vật phát triển. 
  • Kiểm soát độ pH duy trì ở mức 6.5 – 8.5.
  • Đảm bảo lượng oxy hòa tan (DO) ở mức 2 – 4mg/l.

Yêu cầu khi vận hành bể sinh học hiếu khí

1.2. Về việc cải tiến bể

Sơ đồ thông thường bao gồm hai bể phản ứng sinh học mắc nối tiếp, bể đầu tiên là bể hiếu khí trong đó loại bỏ cacbon (phá hủy chất hữu cơ) và nitrat hóa trong quá trình khử nito. Lượng bùn vi sinh được tái chế để tối ưu hóa giảm thiểu sự phân hủy nội sinh của vi sinh, đồng thời duy trì mức độ loại bỏ nhu cầu oxy sinh học (BOD) ở mức cao hơn.

Thay vì sử dụng bể phản ứng sinh học để cải thiện hiệu suất tổng thể của bể phản ứng sinh học. Bể hiếu khí chia thành một số vách ngăn với khả năng giảm thiểu BOD mặc dù chi phí vận hành cũng tăng lên. Mỗi ngăn có kích thước khá nhỏ và được sục khí riêng biệt, hiệu suất mỗi ngăn đạt được trạng thái lý tưởng. Đồng thời kết hợp với công nghệ màng RO với quá trình hiếu khí để khử nito, khử photpho, loại bỏ BOD

2. Thông số khi vận hành bể hiếu khí

Các thông số cần xem xét để vận hành hệ thống xử lý nước thải trong bể hiếu khí gồm COD, BOD, MLSS, N, P, thể tích sinh khối, tải trọng bề mặt, thời gian lưu trung bình, tải trọng hữu cơ. Để khởi động hệ thống sinh học hiệu quả cần phải có sẵn lượng sinh khối trong hệ thống. Việc cấp nước thải liên tục vào bể phản ứng giúp kích thích quá trình phát triển của quần thể sinh vật.

Đối với bể hiếu khí vai trò của vi sinh rất quan trọng, nếu quan sát và kiểm tra thấy quần thể sinh vật có dấu hiệu suy giảm cần tiến hành nuôi cấy ngay lập tức. Nguồn sinh khối mới được lấy từ bên ngoài hoặc hệ thống bùn hoạt tính nên đòi hỏi sẽ mất nhiều thời gian hơn. Với trường hợp tăng tải trọng cần đảm bảo số lượng sinh khối trong bể hoạt động thích hợp, chất lượng nước thải đầu ra chứa BOD, COD, nito đạt ngưỡng cho phép.

Trên đây là những lưu ý quan trọng đối với việc vận hành hệ thống xử lý hiếu khí đối với nước thải công nghiệp. Nếu như bạn cần hỗ trợ tư vấn các giải pháp lựa chọn công nghệ xử lý nước thải hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn thông tin cụ thể hơn.