Cách loại bỏ kháng sinh trong nước thải dược phẩm?

Vì sao cần loại bỏ kháng sinh ra khỏi nguồn nước thải? Giải pháp công nghệ vừa đạt hiệu quả nhất vừa tiết kiệm chi phí, hệ thống dễ vận hành? Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, nước thải ngành dược chứa nhiều yếu tố bất lợi đối với các loài thủy sinh và sức khỏe con người. Tuy nhiên, các phương pháp xử lý nước thải truyền thống không mang đến hiệu quả cao để loại bỏ chất ô nhiễm này, nhất là hàm lượng kháng sinh quá lớn.

Loại bỏ kháng sinh trong nước thải dược phẩm

1. Vì sao cần loại bỏ kháng sinh trong nước thải?

Kháng sinh là những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm có khả năng tiêu diệt hoặc kiềm hãm sự phát triển của vi sinh vật, đây được xem là một bước tiến lớn của nền y học. 

Với công hiệu đặc trị nhiều loại bệnh, việc sử dụng thuốc kháng sinh tại nhiều cơ sở y tế là điều khó tránh khỏi và dư lượng thuốc kháng sinh trong nước thải là vấn đề đáng lo ngại đối với môi trường. 

Dư lượng thuốc kháng sinh được xếp vào loại các chất gây ô nhiễm môi trường, bởi không giống với các chất ô nhiễm hữu cơ khác, dư lượng chất kháng sinh trong môi trường nước được xem là mối quan tâm lớn bởi tính chất phức tạp của chúng do nhiều yếu tố liên kết với nhau, đặc biệt là các hợp chất vòng β-lactams.

Sự xâm nhập của nguồn thải ô nhiễm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm. Kháng sinh không chỉ độc hại mà nó còn bị Liên minh châu Âu cấm sử dụng làm chất kích thước sinh trưởng vì nó chứa colistin. 

Chất kháng sinh trong nước thải

2. Giải pháp loại bỏ kháng sinh trong nước thải dược phẩm

Hiện nay, các nhà máy xử lý nước thải truyền thống không còn khả năng loại bỏ hết dư lượng kháng sinh tại nguồn. Trong khi đó, các quy trình xử lý lại không thể loại bỏ hết chất hữu cơ. Điều này bắt buộc phải phát triển các giải pháp xử lý nước thải mới thân thiện với môi trường hơn.

2.1. Công nghệ Sponge – MBR

Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải y tế Sponge-MBR được xem là giải pháp xử lý nước thải kháng sinh hiệu quả bởi công nghệ này có nhiều ưu điểm mà các công nghệ xử lý nước thải hiện nay (như hệ thống hiếu khí, bể phản ứng sinh học, công nghệ tiên tiến AAO, SBR, lọc than hoạt tính) không có. Đó là khả năng lọc nước thải y tế hiệu quả, nhất là giảm thiểu lượng kháng sinh tồn dư có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cộng đồng. Điều này giúp tránh nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường cũng như hạn chế hình thành các mầm bệnh đột biến kháng kháng sinh nguy hiểm.

Công nghệ Sponge - MBR

2.2. Phương pháp hấp phụ

Tận dụng phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu hoặc hạt chùm ngây để xử lý dư lượng kháng sinh trong nước thải. Đây là quá trình chất ô nhiễm bị hút trên một bề mặt chất rắn, xốp. Theo đó, người ta thiết kế một bề mặt có khả năng hấp phụ hai loại kháng sinh có hàm lượng dư thừa cao trong nước thải là Ciprofloxacin (CFX) và Cefixim (CEF) từ vật liệu nanosilica (chiết xuất từ vỏ trấu) và protein (chiết xuất từ hạt chùm ngây). 

Vỏ trấu có chứa hàm lượng nanosilica rất cao. Còn hạt chùm ngây là một loài thực vật rẻ, phổ biến, có chứa hàm lượng protein cao, dễ tách chiết.

Phương pháp này được nghiên cứu, thiết kế bởi các cựu sinh viên Khoa Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội. 

2.3. Hệ xúc tác quang hóa ZnO/GO

Việc sử dụng xúc tác quang hóa quang hóa để xử lý dư lượng thuốc kháng sinh Ciprofloxacin trong nước thải bệnh viện có nhiều ưu điểm nổi trội và có triển vọng lớn cho phép phân hủy/ vô cơ hóa hoàn toàn dư lượng thuốc kháng sinh Ciprofloxacin trong nước thải bệnh viện.

Ngoài các phương pháp trên, còn có thể sử dụng các phương pháp như oxy hóa, xử lý màng, lọc và ly tâm, sử dụng cacbon hoạt tính, công nghệ bùn hoạt tính trong bể xử lý hiếu khí, công nghệ AAO,….để loại bỏ chất kháng sinh ra khỏi môi trường nước. 

Nếu dự án của bạn cần thiết kế và vận hành hệ thống xử lý nước thải hiệu quả nhất, hãy liên hệ ngay các chuyên gia trong ngành của Công ty môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 nhé!