Bắc Kinh đã thay đổi môi trường thế nào?

Bắc Kinh (Trung Quốc) tập trung nhiều giải pháp nhằm xử lý khí thải trong giai đoạn 2013 – 2017 với hàng loạt chính sách và giải pháp mang tính ứng dụng và hiệu quả hơn. Vậy làm thế nào để Bắc Kinh thoát khỏi vị trí thuộc nhóm thủ đô ô nhiễm nghiêm trọng nhất thế giới?

Thời kỳ khủng hoảng vì ô nhiễm

Trước 2015, Bắc Kinh “Trung Quốc” là thủ đô ô nhiễm hàng đầu thế giới. Thủ đô đông dân nhất thế giới rơi vào mức báo động cao nhất. Những con số biết nói ở Bắc Kinh:

  • Vào những năm 1990, Thủ đô gần 14 triệu dân phát triển nhiều ngành công nghiệp và than đá, số lượng ô tô tăng vọt đến 1 triệu xe.
  • Rơi vào thảm cảnh ô nhiễm 4 bậc vì không khí chứa nhiều khói bụi và khí thải độc hại.
  • Hàng loạt trường học hủy các lớp học ngoài trời, đóng cửa và hạn chế phương tiện đi lại vì mức độ ô nhiễm cao gấp 25 lần so với mức an toàn.
  • Nồng độ bụi mịn PM2.5 ngoài trời đạt ngưỡng 300 microgam/m3 có khi cao gấp đôi với 500 được coi là mức rất nguy hiểm.
  • Mỗi ngày có khoảng 4.000 người chết có liên quan đến ô nhiễm không khí ở thủ đô Bắc Kinh.
  • Thiệt hại hàng tỷ USD mỗi năm vì ô nhiễm không khí.
  • Trước tình hình ô nhiễm khói bụi, ngành hàng không cũng phải hủy bỏ hàng chục chuyến bay vì bị giảm tầm nhìn.
Bắc Kinh đã thay đổi môi trường thế nào?
Bắc Kinh đã thay đổi môi trường thế nào?

Những nỗ lực của Bắc Kinh

  • Bắc Kinh đóng cửa các nhà máy sử dụng than và thay bằng khí đốt tự nhiên hoặc điện.
  • Điều chỉnh cơ cấu ngành nghề, đào thải thiết bị lạc hậu, di dời và đóng cửa hơn 2 nghìn doanh nghiệp gây ô nhiễm như in ấn, thủ công nghiệp, xi măng,..
  • Năm 2018, Bắc Kinh giảm 4 triệu tấn than đốt, năm 2019 giảm 85% hàm lượng khí SO2.
  • Áp dụng phương pháp điện hóa với 16.359 xe buýt công cộng.
  • Chính quyền ban bố hàng loạt biện pháp, chính sách với cơ chế, kế hoạch, tiêu chuẩn nghiêm ngặt ở từng địa phương.
  • Ban bố kế hoạch 5 năm tập trung vào giảm thiểu ô nhiễm không khí để bảo vệ sức khỏe và thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Yêu cầu kiểm tra và bảo dưỡng các phương tiện giao thông có khả năng gây ô nhiễm, loại phương tiện giao thông cũ, đưa vào phương tiện giao thông sử dụng năng lượng sạch và kế hoạch quản lý xe.
  • Xây dựng mạng lưới tàu điện ngầm với chiều dài khoảng 700 km.
  • Hạn chế sử dụng nồi hơi đốt than, cung cấp nguồn nhiên liệu sạch và tái cơ cấu ngành công nghiệp để giảm khí thải.
  • Tập trung ngăn chặn ô nhiễm nhờ việc khôi phục hệ sinh thái xuống cấp ở khu vực Bắc Kinh và xây dựng nhiều không gian xanh hơn.

Hà Nội soán ngôi Bắc Kinh

Loại bỏ sử dụng than tại 6 quận trung tâm TP và dự kiến chuyển đổi 600 nghìn hộ dân từ than đá sang sử dụng năng lượng sạch trong vòng 5 năm và đóng cửa tất cả lò than phun vào năm 2020. Thường xuyên xử lý khói bụi từ công trường xây dựng, nâng cao sức chịu của môi trường bằng cách mở rộng diện tích nước mặt, phủ xanh đất trống đồi trọc, nâng cao tỷ lệ phủ xanh hơn 60%,…

Sau bao nỗ lực, Bắc Kinh thoát khỏi top 200 thủ đô ô nhiễm nhất thế giới. Và Hà Nội của nước ta lại tiếp tục rơi vào top nguy hiểm. Vì sao Hà Nội lại “vượt mặt” Bắc Kinh trở thành thủ đô ô nhiễm nhất?

  • Người dân phải hứng chịu cơn bão bụi từ phương tiện giao thông với hàng triệu xe máy và hàng trăm ngàn xe ô tô khiến nhiều tuyến đường rơi vào ô nhiễm nghiêm trọng.
  • Hàng nghìn công trình đang triển khai xây dựng, thi công với đất đá, phế thải trở thành nguồn phát sinh bụi.
  • Bụi xuất hiện khắp mọi nơi, bám trên cây cỏ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt, di chuyển và sức khỏe của người dân.
  • Các nhà máy nhiệt điện than trở thành “mối lo” đối với môi trường, chưa kể hàng trăm ngàn KCN, CCN, làng nghề hoạt động xuyên ngày đêm.

Trong thời gian tới, Hà Nội cần tập trung đẩy mạnh biện pháp cải thiện chất lượng không khí. Nếu Quý KH cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý khí thải thì liên hệ ngay công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để biết thêm thông tin chi tiết.