Vi sinh trong xử lý nước thải

Vi sinh trong xử lý nước thải là những vi sinh có vai trò chuyển hóa chất ô nhiễm trong nước thải thông qua việc tổng hợp thành tế bào mới. Trong nội dung dưới đây, mời các bạn cùng tìm hiểu chi tiết hơn về vi sinh vật xử lý nước thải.

Vi sinh trong xử lý nước thải
Vi sinh trong xử lý nước thải

1. Vi sinh trong xử lý nước thải là gì?

Vi sinh có kích thước nhỏ không thể quan sát bằng mắt thường. Chúng tồn tại khắp mọi nơi từ môi trường đất, nước cho đến không khí. Vi sinh trong xử lý nước thải gồm 2 nhóm cơ bản dưới đây:

  • Nhóm VSV dị dưỡng: chúng hấp thụ chất hữu cơ làm năng lượng và nguồn cacbon để phục vụ cho các quá trình phản ứng sinh học tổng hợp sau đó.
  • Nhóm VSV tự dưỡng: chúng có khả năng oxy hóa chất vô cơ thu năng lượng và cũng sử dụng nguồn CO2 cho quá trình sinh học tổng hợp

Vai trò của vi sinh trong xử lý nước thải

Vi sinh trong xử lý nước thải giữ vai trò quan trọng trong việc phân hủy các chất thải hữu cơ, tổng hợp được tế bào nguyên sinh làm chất dinh dưỡng để chúng sinh trưởng và phát triển. Bề mặt tế bào của chúng có khả năng hấp thụ nguồn lớn chất hữu cơ. Một phần chất hữu cơ sau quá trình hấp thụ được dùng trong việc kiến tạo tế bào, một phần khác dùng để oxy hóa sản sinh nguồn năng lượng cần thiết trong suốt quá trình tổng hợp.

2. Quy trình xử lý nước thải bằng vi sinh

2.1. Phương pháp xử lý sinh học kỵ khí

Đây là quá trình xử lý nước thải nhờ VSV kỵ khí phân hủy các chất hữu cơ và vô cơ trong điều kiện không có oxy. Quá trình này diễn 3 trong 3 giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Thủy phân
  • Giai đoạn 2: Acid hóa
  • Giai đoạn 3: Methane hóa
Quá trình xử lý sinh học kỵ khí
Quá trình xử lý sinh học kỵ khí

2.2. Phương pháp xử lý sinh học hiếu khí

Là phương pháp nhờ VSV hiếu khí phân hủy chất hữu cơ và vô cơ nhờ cung cấp nguồn oxy liên tục. các giai đoạn xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiếu khí:

  • Giai đoạn 1: Oxy hóa chất hữu cơ
  • Giai đoạn 2: Tổng hợp tế bào mới
  • Giai đoạn 3: Phân hủy nội bào

3. Những lưu ý trong hệ thống xử lý nước thải vi sinh

3.1. Kiểm tra hệ thống trước khi tiến hành nuôi vi sinh

  • Tiến hành kiểm tra công nghệ: Cần người có chuyên môn để kiểm tra hệ thống có đạt chuẩn hay không, hiểu được nguyên lý và cơ chế xử lý của từng công trình cũng như phải có kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, người vận hành phải đánh giá yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý.

3.2. Kiểm lưu lượng nước thải đầu vào

  • Khi xử lý nước thải bằng công nghệ sinh học, chúng ta cần lưu ý đến lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào vì chúng ảnh hưởng đến quá trình nuôi cấy vi sinh sau này.
  • Đặc biệt người vận hành kiểm tra chỉ tiêu thông số đầu vào của nguồn nước, đảm bảo nồng độ chất ô nhiễm không vượt quá ngưỡng cho phép nên phải có khả năng ứng dụng cao khi xử lý sinh học.

Trong đó, các nguồn nước trước khi xử lý phải đảm bảo các yếu tố sau đây:

  • Nồng độ pH dao động từ 6,5 – 8,5
  • Nhiệt độ từ 10 – 40 độ C
  • Nồng độ DO từ 2 – 4 mg/l
  • Tổng TDS không vượt quá 15 g/l
  • Chỉ tiêu BOD không quá 150 mg/l
  • TSS không quá 150 g/l
  • Nguồn nước không chứa dầu mỡ, chất tẩy rửa, xà phòng gây ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của nguồn vi sinh vật trong nước.
  • Cần cân đối tỷ lệ chất dinh dưỡng với BOD:N:P = 100:5:1
Kiểm tra, đo mẫu nước thải
Kiểm tra, đo mẫu nước thải

3.3. Khởi động hệ thống mới hoặc nuôi cấy lại hệ thống

Để khởi động mới hoàn toàn hệ thống phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố quan trọng nên phải tiến hành khởi động và cài đặt lại thông số và thiết bị như máy bơm chìm, bơm khuấy, máy thổi khí, bơm định lượng,…Sau đó, chúng ta cần điều chỉnh nguồn nước và không khí phù hợp với hệ thống xử lý sinh học. Các bước tiến hành cụ thể như sau:

  • Giai đoạn 1: Bơm nước thải vào hệ thống và cho dòng nước chảy tràn qua nơi xử lý có VSV hiếu khí. Tùy thuộc vào nồng độ ô nhiễm mà cung cấp lưu lượng nước thích hợp. Khi tiếp nhận nước thải sinh hoạt vì đặc tính chứa ít chất ô nhiễm nên có thể cấp đầy nước vào bể còn đối với xử lý nước thải xi mạ, sản xuất hay công nghiệp thì chỉ nên cho hàm lượng 1/3 hoặc 2/3 bể rồi sau đó cấp nước sạch pha loãng cho đến khi đầy bể.
  • Giai đoạn 2: Tiến hành hoạt động máy thổi khí để vận hành hệ thống, điều chỉnh quá trình phân phối khí phù hợp và kiểm tra nồng độ oxy hòa tan để đảm bảo lượng DO từ 2 – 4 mg/l.
Khởi động hệ thống xử lý nước thải
Khởi động hệ thống xử lý nước thải

3.4. Cách nuôi cấy vi sinh cho hệ thống

Việc nuôi cấy vi sinh vật không hề đơn giản, để kích thích quá trình sinh trưởng cần bổ sung thêm lượng bùn vi sinh vừa đủ để kích thích vi sinh có điều kiện sinh trưởng thuận lợi.

  • Ngày 1: Kết hợp cho bùn vi sinh và men vi sinh và hoạt động máy thổi khí liên tục để cung cấp điều kiện nguồn khí cho vi sinh. Sau đó tiến hành đo nồng độ thông số nồng độ pH, nước đầu vào, nhiệt độ, DO.
  • Ngày 2: Để lắng trong 2h sau khí tắt máy sục khí và cho nước sạch ra. Tiếp tục cho nước thải vào xử lý, sục khí và thêm men vi sinh hiếu khí. Tiếp tục đo các thông số như nồng độ pH, DO, nhiệt độ, nước thải đầu vào, bùn vi sinh.

Những ngày tiếp theo cũng thực hiện các giai đoạn như ngày thứ 2 cho đến khi nguồn vi sinh trong nước ổn định.

Tùy theo từng loại nước thải mà chúng ta sử dụng nguồn vi sinh phù hợp, cần lưu ý những vấn đề như nhiệt độ, nồng độ pH, DO, chất dinh dưỡng cần thiết để tạo môi trường ổn định cho nguồn vi sinh trong nguồn nước. Xử lý nước thải bằng vi sinh là giải pháp tối ưu vừa dễ thực hiện vừa tiết kiệm được nguồn chi phí đầu tư giúp chủ doanh nghiệp xử lý nước thải ô nhiễm tối ưu.

Nếu đang có nhu cầu nuôi cấy vi sinh hoặc vận hành hệ thống xử lý nước thải, Quý khách có thể liên hệ trực tiếp với công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368 để được tư vấn cụ thể hơn.

Bộ phận Marketing & Truyền thông