Ngành chế biến gỗ ở Việt Nam đứng thứ 4 trong khu vực Đông Nam Á và có nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ với khoảng 3.500 doanh nghiệp chế biến gỗ đang hoạt động. Tuy nhiên song song đó là nước thải từ ngành này cũng là vấn đề đáng lo ngại cho môi trường. Việc xử lý nước thải là hết sức cần cần thiết. Nhận được sự tín nhiệm từ chủ đầu tư, Công ty Hợp Nhất đã thiết kế, thi công hệ thống xử lý nước thải chế biến gỗ công ty Sheng He tại huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
1. Thông tin dự án
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH MTV Gỗ Sheng He
- Lĩnh vực hoạt động: Sản xuất gỗ dán, gỗ lạng, ván ép, váng mỏng.
- Địa chỉ: Lô 158 – 164 Khu chế xuất và công nghiệp Linh Trung III, xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Công suất xử lý nước thải: 10m3 ngày đêm
2. Hoạt động phát sinh nước thải chế biến gỗ
– Hoạt động rửa, phân loại, xẻ mỏng gỗ sinh ra nhiều vụn gỗ, bụi bẩn.
– Hoạt động ngâm gỗ, luộc gỗ có mục đích là làm chết vi khuẩn trong gỗ, tăng độ bền, chống mối mọt cho gỗ. Nước thải của giai đoạn này thường có nồng độ ô nhiễm cao chứa nhiều hóa chất và lignin, dung môi, nhiều cặn.
– Hoạt động phun sơn, tạo lớp bề mặt chống xước sử dụng nhiều hóa chất, bụi sơn, màng dầu.
– Hoạt động vệ sinh của con người như nấu nướng, ăn uống, tắm giặt, vệ sinh.
– Đặc điểm nước thải ngành chế biến gỗ: Nồng độ ô nhiễm cao với COD>500mg, TSS>400mg, nhiều chất rắn lơ lửng, cặn, vi khuẩn.
3. Quy trình xử lý nước thải chế biến gỗ
Quy trình này là sự kết hợp của nhiều phương pháp như cơ học (lọc rác, tách rác), phương pháp vật lý (quá trình keo tụ, tạo bông), phương pháp sinh học (xử lý sinh học kỵ khí, hiếu khí)
– Bể thu gom: Nước thải từ nguồn phát sinh được dẫn bể thu gom và được lọc, lược rác thô có kích thước lớn bằng song chắn rác hoặc lưới lọc rác tại đây.
– Bể tách mỡ: Lượng nước thải sinh hoạt từ nhà ăn sẽ được đưa vào bể tách mỡ để tách phần dầu mỡ nhẹ hơn nước, nổi trên bề mặt nhằm tránh gây tắc nghẽn đường ống.
– Bể điều hòa: Điều hòa lưu lượng và nồng độ pH nước thải đầu vào, dùng NaOH để nâng độ pH trong nước thải lên. Đồng thời được lắp máy thổi khí, cung cấp khí liên tục, ngăn ngừa tình trạng lắng cặn và tạo mùi hôi
– Bể kết tủa tạo bông: Sử dụng chất xúc tác là PAC (Poly Aluminum Chlorine) các loại keo cùng loại hút nhau tạo thành những tập hợp hạt có kích thước lớn, trọng lượng đủ nặng để lắng xuống. Sau đó cho hóa chất keo tụ polymer vào, polymer có tác dụng liên kết các bông bùn lại thành các cụm bông bùn lớn hơn.
– Bể lắng hóa lý: Tách các bông cặn ô nhiễm từ bể kết tủa tạo bông ra khỏi nước thải. Sau đó nước thải được chuyển sang bể kỵ khí UASB.
– Bể sinh học kỵ khí UASB: Nước thải được làm giảm lượng COD, BOD trước khi dẫn qua bể sinh học Anoxic và Aerotank.
– Bể sinh học hiếu khí Anoxic và Aerotank: Loại bỏ các chất ô nhiễm còn lại mà các giai đoạn trước chưa xử lý hết. Máy thổi khí hoạt động, cung cấp oxy, nước thải hòa trộn với vi sinh trong môi trường nhiều khí oxy. Vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ thành chất vô cơ và VSV phát triển thành sinh khối.
– Bể lắng: Tách các bông bùn vi sinh ra khỏi nước nhờ quá trình lắng trọng lực. Lượng bùn vi sinh lắng xuống đáy bể và được bơm định kỳ về bể tách bùn. Nước thải được chuyển sang bể khử trùng.
– Bể khử trùng: Bơm định lượng bơm một lượng hóa chất (chlorine) vào bể giúp tiêu diệt vi khuẩn, vi rút còn tồn đọng trong nước thải.
– Cột lọc áp lực: Cột lọc chứa nhiều vật liệu lọc như cát lọc, sỏi lọc, than lọc, …loại bỏ hoàn toàn cặn nhẹ lơ lửng trong nước thải. Nước thải qua cột lọc áp lực đạt tiêu chuẩn xả thải theo quy định và có thể xả ra nguồn tiếp nhận.
Với những thông tin về quy trình xử lý nước thải chế biến gỗ mà Hợp Nhất thực hiện, hy vọng quý bạn đọc đã hiểu rõ hơn.
Nếu quý doanh nghiệp có nhu cầu thiết kế, thi công hoặc cải tạo hệ thống xử lý nước thải nhà máy, khu xưởng… xin vui lòng liên hệ với công ty xử lý nước thải qua Hotline: 0938.857.768 để được các chuyên gia tư vấn cụ thể.