Khi lưu lượng nước thải ngày càng tăng và yêu cầu nước ngày càng khắt khe thường dẫn đến công suất xử lý không đủ. Một cách tiếp cận giải quyết vấn đề này thường là mở rộng khả năng của hệ thống bằng cách bổ sung thêm bể xử lý mới. Nhưng điều này không chỉ tốn kém, đòi hỏi không gian hơn, mà có thể, nó còn dẫn đến mức tiêu thụ năng lượng lớn hơn. Nâng cấp hệ thống xử lý nước thải liên quan đến khả năng xử lý và mở rộng năng lực không tốn kém, không phức tạp cần tích hợp thêm công nghệ xử lý mới.
1. Tích hợp thêm công nghệ IFAS khi nâng cấp
Một cách để tối ưu hóa hoạt động và quy trình dẫn đến lợi ích lớn như tăng công suất, giảm thải chất ô nhiễm vào nguồn tiếp nhận và giảm tiêu thụ năng lượng, hóa chất. Một hệ thống được tối ưu được cho sẽ ổn định, mạnh mẽ hơn đối với các điều kiện thay đổi như thay đổi dòng chảy, thành phần.
Bùn hoạt tính cùng quy trình màng cố định IFAS – giải pháp thay thế hiệu quả khi bạn muốn mở rộng công suất xử lý. Kết hợp bùn hoạt tính cùng màng cố định trong cùng bể phản ứng, sục khí giúp kiểm soát tốt quá trình xử lý môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xử lý nước thải.
Các chất mang tạo ra môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển, kèm với sục khí cung cấp oxy cần thiết cho sự tăng trưởng. Bể đóng vai trò như bể khuấy trộn liên tục, đạt được nồng độ thấp hơn cũng như nhu cầu sinh hóa, nitrat hóa, khử nito. Màng cố định còn cung cấp diện tích bề mặt đáng kể cho sự phát triển của vi khuẩn nitrat hóa mà không tạo ra chất rắn quá mức trong bể lắng thứ cấp. Bên cạnh đó, hệ thống khi trang bị thêm quy trình IFAS cũng có thể tăng công suất xử lý đáng kể.
Công nghệ này có nhiều ưu điểm của bùn hoạt tính và hệ thống sinh học khác mà không gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh giảm thiểu chi phí, IFAS tạo ra nguồn nước chất lượng, nitrat hóa đáng tin cậy, khả năng thích ứng nhanh với thay đổi về lưu lượng, tải trọng mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng nước thải sau xử lý.
2. Công suất thiết kế và quần thể vi sinh vật
Công suất thiết kế khác nhau ở mỗi hệ thống nhưng mục đích của chúng là giống nhau đó chính là thúc đẩy quá trình loại bỏ chất hữu cơ, chất dinh dưỡng. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần tạo nên sự khác biệt cho cộng đồng vi khẩn như công suất xử lý, thông số vận hành, điều kiện môi trường.
2.1. Công suất thiết kế hệ thống xử lý nước thải
Công suất của hệ thống cũng ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật thông qua những thay đổi thành phần hữu cơ hoặc chất dinh dưỡng. Công suất liên quan đến nhiều trạng thái như thể tích bể phản ứng, công suất thiết bị, thành phần hữu cơ, yếu tố vận hành như thời gian lưu bùn hoặc quy trình xử lý bùn.
Các hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) công suất lớn phục vụ cho quần thể lớn hơn, loại bỏ nhiều chất ô nhiễm hơn so với hệ thống công suất nhỏ. Điều này tạo điều kiện cho quá trình trao đổi chất, sử dụng chất nền trong nước thải.
Như vậy, công suất của hệ thống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tính ổn định cũng như tăng khả năng xử lý với nguồn thải phức tạp, thường xuyên bị biến động tải trọng đầu vào. Bằng cách xem xét, tích hợp một số công nghệ khác sẽ giúp quá trình xử lý trở nên hiệu quả hơn.
2.2. Quần thể vi sinh vật
Vi sinh vật (VSV) đi vào bể phản ứng sinh học từ tải trọng nước đầu vào, vi sinh vật chứa nhiều chất nền khác nhau nên sẽ ảnh hưởng đến quần thể sinh khối. Trong hệ thống xử lý nước thải, quần thể vi sinh vật thường bao gồm quần thể vi sinh vật hiếu khí – là những vi sinh vật sinh trưởng và phát triển trong môi trường có không khí và quần thể vi sinh vật kỵ khí – vi sinh vật sinh sống và phát triển trong môi trường không có không khí.
Trên đây là những thông tin về 2 vấn đề khi nâng cấp hệ thống xử lý nước thải mà công ty xử lý nước thải Hợp Nhất lưu ý đến doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp đang có nhu cầu nâng cấp, cải tạo hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải qua Hotline 0938.857.768