Xử lý khí thải nhà máy có đơn giản không? Cần áp dụng những giải pháp, công nghệ xử lý như thế nào? Và quy trình xử lý từng kỹ thuật diễn ra như thế nào? Đối với các cơ sở, nhà máy sản xuất từ các lĩnh vực công nghiệp thì việc phát sinh khí thải sẽ phụ thuộc vào loại hình sản xuất, nguồn nguyên vật liệu, quy mô, công suất và mức độ xả thải.
1. Ô nhiễm không khí được chia thành mấy loại?
1.1. Chất ô nhiễm dạng hạt
- Kích thước hạt bụi dễ phân tán ra ngoài môi trường.
- Một số dạng bụi: bụi hô hấp, bụi lơ lửng, bụi PM2.5, PM10.
1.2. Chất ô nhiễm dạng khí
- SO2: hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên liệu, đặc biệt từ các nhà máy nhiệt điện có sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than đá, khí đốt, dầu khí) hình thành lưu huỳnh
- CO: phát sinh từ quá trình cháy không hoàn toàn
- NOx: bao gồm NO/NO2 khi đốt cháy nhiên liệu có nồng độ O2 lớn hoặc từ các lĩnh vực công nghiệp có sử dụng axit nitric
- Ozone (O3) bắt nguồn từ phản ứng quang hóa của các hợp chất như NOx, VOCs,… hình thành trong tầng đối lưu.
- VOCs (dung môi hữu cơ) chứa nhiều hóa chất độc hại, chất gây ung thư chứa nhiều thành phần phức tạp như benzen, toluen, metyl clorua, trichloroethylene,…
2. Các thiết bị xử lý khí thải nhà máy tách bụi
2.1. Thiết bị rửa khí kiểu ướt
- Việc sử dụng chất lỏng sẽ thúc đẩy hạt bụi va chạm và dễ dàng tách ra khỏi dòng khí. Độ ẩm của dòng khí tỷ lệ thuận với tốc độ xử lý của dòng khí
- Hiệu quả xử lý của thiết bị phụ thuộc vào sự phân bố giọt chất lỏng, kích thước hạt bụi cũng như vận tốc di chuyển của dòng khí
- Thiết bị rửa khí được phân thành 3 loại:
+ Loại giữ nước: duy trì nguồn nước bên trong và chất lỏng được phân bổ dưới dạng phun sương
+ Loại áp lực: chất lỏng được phun mạnh thông qua áp lực lớn, một số thiết bị điển hình như tháp venturi, xyclon ướt, tháp rỗng, tháp đệm, tháp tạo bong bóng,…
+ Loại xoáy: hỗn hợp chất lỏng – khí di chuyển xoáy tạo thành lớp màng lớn, khi đó bụi sẽ được tách ra hoàn toàn
2.2. Vận hành thiết bị lắng tĩnh điện
- Lắng bụi tĩnh điện được ứng dụng rộng rãi để xử lý khí thải nhà máy nhiệt điện với nguồn thải chứa nồng độ bụi cao
- Sở dĩ ESP được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi vì yêu cầu áp suất thấp cũng như chi phí vận hành thấp
- Với thiết kế kiểu modun nên lắng tĩnh điện có kết cấu đơn giản, hiệu quả xử lý cao và thích hợp với nhiều nguồn thải
- Cấu tạo của thiết bị gồm điện cực quầng, điện cực lắng và búa rung.
3. Các quá trình xử lý khí thải nhà máy
- Quy trình khử chọn lọc có xúc tác (SCR): Chức năng chính khử NOx trong khí thải thông qua chất xúc tác NH3. Khi đó NOx bị khử thành N2 và hơi nước để phản ứng với NH3
- Quy trình khử không chọn lọc xúc tác (SNCR): diễn ra ở nhiệt độ cao (900 độ C) cho tiếp xúc với NH3, NO được khử chọn lọc thành N2 mà không cần sử dụng chất xúc tác. Dung dịch ure cũng được phun vào dòng khí vì thế mà chi phí vận hành đối với hệ thống này tương đối thấp
- Quy trình xử lý bằng tháp hấp thụ thường sử dụng dung dịch hấp thụ để làm sạch dòng khí. Một số loại tháp như tháp rửa khí rỗng, tháp hấp thụ kiểu sủi bọt, tháp hấp thụ bằng vật liệu đệm. Hiệu quả xử lý cao, khả năng vận hành đơn giản và dung dịch hấp thụ cũng dễ dàng hoàn nguyên,…
- Quy trình xử lý bằng tháp hấp phụ: dựa vào chức năng từng chất hấp phụ mà xử lý, tách bỏ và giữ lại các chất ô nhiễm trên bề mặt, chẳng hạn như than hoạt tính, chất hữu cơ,…
4. Các cách giảm khí thải nhà máy tại nguồn
Ngoài việc sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật xử lý khí thải thì nhà máy cũng nên có kế hoạch giảm thiểu nguồn thải. Đề xuất một số biện pháp như:
- Cần lựa chọn đúng quy hoạch nhà máy
- Thiết kế ống khói xả thải cao
- Thay thế hoặc xử lý nguyên, nhiên liệu đầu vào
- Ưu tiên sử dụng năng lượng tái tạo
- Cần tăng sử dụng nguyên, nhiên liệu thân thiện hơn với môi trường
Trên đây là một số cách xử lý khí thải nhà máy ngay tại nguồn thông qua nhiều giải pháp công nghệ khác nhau. Tùy thuộc vào đặc trưng nguồn thải mà sử dụng một hoặc nhiều quy trình kết hợp để mang lại hiệu quả xử lý vượt trội hơn. Quý khách cần hỗ trợ tư vấn thêm hãy liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 để được chuyên gia tư vấn cụ thể hơn!