Để xử lý hiệu quả nước thải ngành thuộc da thì có bao nhiêu quy trình? Đặc điểm và cách vận hành từng giai đoạn sinh học, hóa học, hóa lý,….trong hệ thống?
Xử lý nước thải lĩnh vực thuộc da là một trong những nguồn thải phức tạp và khó xử lý nhất. Đặc trưng bởi hàm lượng chất hữu cơ, vô cơ, nito, crom, sunfua, chất rắn lơ lửng khiến cho các quá trình xử lý hóa – lý – sinh càng trở nên quan trọng hơn.
Vì sao phải xử lý nước thải thuộc da?
- Các cơ sở, nhà máy thuộc da quy mô lớn xuất hiện ngày càng nhiều dẫn đến khối lượng nước thải phát sinh ngày càng lớn
- Các nguồn thải có mức độ ô nhiễm lớn, tạo ra nước thải cường độ cao
- Tính chất của nước thải thay đổi liên tục nên mức độ độc hại cao nhất và bền khó xử lý hơn so với các thành phần khác
- Các vấn đề chính trong XLNT cần giải quyết gồm kim loại nặng, hóa chất độc hại, clorua, muối hòa tan, chất lơ lửng, BOD, COD,…
- Nước thải thuộc da giàu nito hữu cơ nhưng chứa ít photpho. Ngoài chất dinh dưỡng, nước thải còn chứa crom, sunfua với hoạt tính kháng khuẩn cao
Tổng hợp các hệ thống XLNT thuộc da điển hình
Quy trình sinh học
- Ổn định nước thải bằng cách sử dụng vi sinh vật phân hủy chất thải hữu cơ
- Quá trình hiếu khí với tốc độ phân hủy nhanh hơn kỵ khí và không phát sinh mùi hôi khó chịu; ngược lại thì quy trình kỵ khí có thời gian xử lý, lưu trữ lâu hơn, gây ra mùi khó chịu hơn
- Vận hành hệ thống XLNT sinh học đối với quy trình bùn hoạt tính hay giai đoạn xử lý sinh học kỵ khí UASB phải đúng cách
- Sự thay đổi nồng độ chất hữu cơ thường ảnh hưởng đến tính ổn định của HTXLNT sinh học
Quy trình xử lý hiếu khí
- Thường triển khai ứng dụng đối với quy trình xử lý bùn hoạt tính và bị chi phối bởi các thông số như nồng độ chất thải, thời gian lưu thủy lực, thời gian sục khí, tỷ lệ chất dinh dưỡng quyết định đến hiệu quả xử lý
- Vì nước thải thuộc da có độ mặn nên sẽ ảnh hưởng đến phương pháp xử lý sinh học nên các VSV phải thích nghi với điều kiện môi trường và thực hiện phân hủy chất ô nhiễm
- Quá trình khử nito – nitrat hóa tham gia loại bỏ nito và chất hữu cơ ra khỏi nước thải thuộc da
- Nhiều thực nghiệm chỉ ra rằng, bể phản ứng sinh học theo mẻ SBR và bể phản ứng sinh học theo mẻ tuần tự MSBR cho thấy tính khả thi trong khử nito, loại bỏ chất hữu cơ và tách Crom hóa trị III ra khỏi nước thải
- Các mô hình sinh học cải tiến mang lại hiệu quả xử lý ổn định hơn, cao hơn và cho chất lượng nước sau xử lý tốt hơn
- Cần lưu ý với độc tính cao sẽ ức chế việc phân hủy sinh học vì sự hiện diện của crom và sunfua, khiến cho chất lượng nước không đảm bảo ảnh hưởng đến nguồn tiếp nhận vì chúng dễ gây ra hiện tượng phú dưỡng
Quy trình xử lý kỵ khí
- Hệ thống UASB với xử lý hiếu khí giúp nâng cao hiệu suất của XLNT cũng như loại bỏ COD
- Bể bùn kỵ khí với màng cố định và xử lý bùn thải dòng chảy ngược với các tính năng giữ lại sinh khối, tốc độ tải hữu cơ, nhiệt độ và hiệu suất năng suất khí metan của bể phản ứng
Kết hợp sinh học với hóa lý
- Quá trình nitrat hóa hoàn toàn trong quá trình hiếu khí và lượng amoniac cũng được xử lý hoàn toàn
- Quy trình sinh học hiếu khí kết hợp cùng xử lý hóa lý như fenton, ozone hóa,…
- Sự keo tụ tạo bông trong nước thải thuộc da tăng hiệu quả chất hữu cơ
- Ozone hóa của nước thải thuộc da từ xử lý sinh học và ảnh hưởng đến việc tiêu thụ ozone
- Oxy hóa sunfua bằng khí và than hoạt tính làm chất xúc tác trở nên quan trọng hơn để loại bỏ COD, BOD, TOC
- Còn đông tụ làm giảm đáng kể nồng độ sunfua và cải thiện khả năng xử lý kỵ khí dẫn đến giảm chi phí xử lý nước thải ngành thuộc da
Ngoài nước thải thuộc da, Công ty môi trường Hợp Nhất còn có khả năng tư vấn và cung cấp nhiều giải pháp xử lý nước thải khác tối ưu hơn. Hãy liên hệ ngay với chúng tối qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn dịch vụ đầy đủ hơn.