Top 2 công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ gia súc

Hiệu suất và tính ổn định của các hệ thống xử lý nước thải lò giết mổ tại nhiều cơ sở tùy thuộc vào lưu lượng, thành phần nước thải cũng như công nghệ xử lý được lựa chọn. Khi nhu cầu sống ngày càng cao thì việc mở rộng thêm nhiều cơ sở giết mổ gia súc gia cầm càng tạo ra áp lực đối với môi trường vì nước thải chứa nhiều thành phần phức tạp như dầu mỡ, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, nito, photpho, chất tẩy rửa,…

Xử lý nước thải lò giết mổ gia súc

1. Đánh giá công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ

Việc đánh giá các tiêu chí có tác dụng lựa chọn công nghệ xử lý nước thải phù hợp cho loại hình nước thải cơ sở giết mổ. Dưới đây là những tiêu chí khi chọn công nghệ xủ lý nước thải: 

  • Tiêu chí kỹ thuật: Hiệu quả xử lý theo tiêu chuẩn, chi phí đầu tư, tuổi thọ, độ bền thiết bị, khả năng thích ứng khi tăng tải lượng, thời gian xây dựng, giải pháp thi công cùng khả năng tự động hóa, hiện đại hóa và dễ mở rộng, cải tiến thiết bị.
  • Tiêu chuẩn kinh tế: Chi phí xây dựng lắp đặt thiết bị, chi phí vận hành bảo trì, cải tạo, sửa chữa hệ thống xử lý nước thải.
  • Tiêu chí môi trường: Diện tích xây dựng, sử dụng nguyên vật liệu, năng lượng, khả năng tái sử dụng, mức độ xử lý, mức độ rủi ro,…
  • Tiêu chí phù hợp với chế độ quản lý, điều kiện văn hóa – xã hội: Thẩm mỹ cảnh quan, thích ứng với điều kiện môi trường, nguồn nhân lực vận hành, quản lý hệ thống.

2 công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ

Dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu 2 công nghệ xử lý nước thải lò mổ:

2.1. Quy trình công nghệ AAO

  • Nước thải lò giết mổ phải được tách mỡ trước khi đi vào các giai đoạn xử lý chính.
  • Hệ thống tuyển nổi không khí hòa tan tích hợp từ giai đoạn tiền xử lý nhằm loại bỏ dầu mỡ, TSS, cặn bẩn đảm bảo các công trình phía sau hoạt động hiệu quả cao.
  • Cụm bể AAO (Kỵ khí – thiếu khí – hiếu khí) gắn liền với các quá trình như nitrat hóa, khử photpho sinh học, khử chất hữu cơ.
  • Phần nước thải sau khi lắng thứ cấp được khử trùng để tiêu diệt vi sinh vật ra khỏi nước thải trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.

Quy trình công nghệ AAO

2.1. Công nghệ kỵ khí kết hợp cùng hệ thống MBR

  • Quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra theo cơ chế phản ứng sinh hóa phức tạp loại bỏ chất hữu cơ và tạo ra nhiều sản phẩm có giá trị như khí sinh học, CO2, nước.
  • Bể kỵ khí được áp dụng rộng rãi đối với nước thải giết mổ với khả năng giảm tải chất hữu cơ, cặn bẩn với cơ chế ứng dụng đơn giản, dễ thực hiện.
  • Đối với MBR là công nghệ xử lý vi sinh thông qua phương pháp lọc màng kết hợp giữa phương pháp sinh học và lý học.
  • MBR kết hợp giữa nhiều sợi rỗng liên kết với nhau với cấu trúc nhỏ nên nó có khả năng loại bỏ nhiều vi sinh kích thước nhỏ.
  • Các đơn vị MBR liên kết với nhau thành modun lớn hơn nên được thiết kế thành bể xử lý với cơ chế như bể bùn hoạt tính hiếu khí. Thay vì tách bằng bể lắng thì hệ thống màng MBR tách bằng màng nên tiết kiệm nhiều chi phí hơn.
  • Bằng việc xác định điều kiện, vị trí, diện tích đất sử dụng, tính toán lưu lượng, xác định thành phần, nồng độ chất ô nhiễm cũng như xác định năng lực vận hành mà Hợp Nhất sẽ tiến hành ứng dụng công nghệ tối ưu.

Hệ thống màng MBR xử lý nước thải

Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất chuyên xây dựng hệ thống XLNT cho nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau trong đó có cơ sở giết mổ gia súc gia cầm. Hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 vì chúng tôi sẽ đưa ra phương án thiết kế, thi công và vận hành hệ thống XLNT hiệu quả hơn.

Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp