Việc tồn tại và phát triển song song cùng nhiều cơ sở, sản xuất, kinh doanh khác khiến công tác xử lý khí thải làng nghề ngày càng trở nên cấp thiết vì chất thải làng nghề vẫn chưa có biện pháp xử lý triệt để. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại nhiều làng nghề càng thúc đẩy việc ứng dụng nhiều công nghệ xử lý khác nhau.
1. Thực trạng khí thải làng nghề
Phát thải bụi chủ yếu phát sinh từ làng nghề chế biến gỗ, khai thác đá, sản xuất vật liệu xây dựng hoặc phát sinh mùi hôi từ cơ sở giết mổ gia súc, chăn nuôi, chế biến thực phẩm. Phát triển làng nghề là điều kiện tất yếu và mang tính đặc thù ở nhiều địa phương với vai trò nâng cao hiệu quả phát triển kinh tế, giảm thiểu chất thải ra ngoài môi trường tại các làng nghề tái chế cũng như định mức giá thành sản phẩm hợp lý.
Bên cạnh số ít làng nghề chú trọng công tác BVMT thì đa phần nhiều làng nghề quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu cùng phương thức sản xuất còn sử dụng nguồn nhiên liệu dễ gây ô nhiễm, nhu cầu tiêu thụ nhiên liệu lớn càng làm tăng nguy cơ phát thải.
Chính vì thế mà việc giải quyết các vấn đề ô nhiễm không khí tại làng nghề càng được quan tâm hơn, nhất là việc giải quyết nguồn thải tại nguồn, ngăn chặn phát thải.
Làng nghề muốn xây dựng lối sống xanh, lành mạnh cần áp dụng quy trình sản xuất sạch, hiện đại cùng phương pháp xử lý khí thải vượt trội thay thế cho các quy trình xử lý thủ công gây ô nhiễm. Việc thực hiện biện pháp kiểm soát khí thải làng nghề giúp xây dựng môi trường phát triển kinh tế bền vững tại các khu vực nhạy cảm.
2. Giải pháp xử lý khí thải làng nghề
Vì làng nghề hoạt động đa dạng ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng điểm chung đều phát sinh bụi, khí thải độc hại (SOx, NOx, CO2, NH3, H2S, amoniac,…) hoặc dung môi hữu cơ (VOC). Nhờ xác định chính xác lưu lượng khí thải, nồng độ các chất hoặc cùng nhu cầu xử lý mà 3 công nghệ dưới đây được sử dụng rộng rãi nhất.
2.1. Công nghệ xử lý khí thải ô nhiễm
- Nhiều ngành phát sinh lượng khí thải lớn chứa nhiều thành phần phức tạp khó xử lý nên thường thiết kế hệ thống xử lý khí thải bằng công nghệ hấp thụ kết hợp cùng quá trình oxy hóa. Cụ thể quy trình xử lý đơn giản gồm thiết bị tách bụi (lắng tĩnh điện/lọc túi vải) – giảm nhiệt độ từ tháp giải nhiệt – tháp hấp thụ khí thải – quy trình oxy hóa.
- Giải pháp khử xúc tác có chọn lọc (SCR) hoặc khử chọn lọc không xúc tác thông qua phản ứng với NH3 hoặc ure có/không xúc tác.
- Giải pháp hấp phụ trên than hoạt tính có khả năng xử lý đồng thời nhiều thành phần khí khác nhau như SO2, NOx trên bề mặt.
2.2. Công nghệ xử lý bụi
- Việc sử dụng buồng lắng là phương pháp truyền thống có tác dụng tách bụi ra khỏi dòng khí dưới tác dụng của trọng lực.
- Các thiết bị xử lý Cyclon tách bụi khỏi nguồn thải thông qua lực ly tâm, những hạt bụi va vào thành và lắng xuống đáy thiết bị.
- Thiết bị xử lý kiểu ướt cho phép dòng khí đi qua tiếp xúc với dung dịch (nước) được phun dưới dạng giọt để tách bụi ra khỏi dòng khí. Hiệu suất thu bụi từ thiết bị khá cao, đồng thời còn xử lý một số thành phần khí thải khác.
- Thiết bị vật liệu lọc cho phép dòng bụi đi qua lớp vật liệu lọc bị giữ lại trên bề mặt.
- Thiết bị lắng tĩnh điện xử lý bụi dựa vào việc tách bụi dưới tác động của lực tĩnh điện từ các dòng điện cực để hút và tách bụi ra khỏi dòng khí.
- Thiết bị lọc bụi túi vải thực hiện dựa trên cơ chế gián đoạn và liên tục của các loại vải dệt hoặc không dệt.
Việc áp dụng bất kỳ công nghệ nào cũng phải cân nhắc về hiệu suất xử lý, hiệu quả kinh tế, tiết kiệm chi phí thông qua việc ít tiêu hao năng lượng. Đây đều là những tiêu chí quan trọng để đề xuất giải pháp xử lý khí thải đạt chuẩn, nếu bạn cần hỗ trợ dịch vụ hãy liên hệ ngay Hotline 00938.857.768.