Xử lý nước thải dệt nhuộm

Điều quan trọng đối với lĩnh vực dệt nhuộm cho mục đích tái sử dụng nước thải là nguồn thải hoàn toàn không chứa chất độc hại và thuốc nhuộm. Vì vậy, trước khi thải ra môi trường doanh nghiệp phải xử lý nước thải ngành dệt nhuộm bằng nhiều công nghệ khác nhau.

Việc tích hợp nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau phụ thuộc vào chất ô nhiễm, chất lượng đầu ra, yêu cầu mức độ xử lý, oxy hòa tan, pH, nhiệt độ, nồng độ các chất được sử dụng trước hoặc sau của các công trình xử lý. Nhờ việc ứng dụng hiệu quả các kỹ thuật công nghệ giúp giảm thiểu đáng kể chất ô nhiễm, đáp ứng tiêu chuẩn sinh thái, cắt giảm lượng nước thải và chi phí đầu tư.

Xử lý nước thải dệt nhuộm

1. Đặc tính của nước thải dệt nhuộm

Các thành phần của nước thải ngành dệt nhuộm khác nhau giữa các nhà máy sản xuất, thường sẽ phụ thuộc vào quy trình, thiết bị, loại vải sản xuất, hóa chất sử dụng. Đặc điểm của loại nước thải này bao gồm:

  • Nước thải có độ màu cao, pH, chất rắn lơ lửng, COD, BOD, kim loại cao.
  • Hóa chất sử dụng như hồ tinh bột, H2SO4, CH3COOH, NaOH, H2O2, Na2CO3, Na2SO3,… cùng nhiều loại thuốc nhuộm, chất trơ, chất tẩy,…
  • Ô nhiễm kim loại nặng với sự hiện diện của thuốc nhuộm, chất phụ gia như xút, natri cacbonat, muối tạo ra crom, kẽm, sắt, thủy ngân và chì gây ra những thách thức cho môi trường.

2. Một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm

Dưới đây là một số phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm thường được áp dụng:

2.1. Phương pháp hóa lý

  • Quá trình đông tụ là kỹ thuật hóa lý loại bỏ chất thải dệt nhuộm, người ta sử dụng phèn chua, muối sắt làm chất đông tụ để liên kết các hạt thành bông cặn kích thước lớn.
  • Công nghệ lọc màng như siêu lọc, lọc nano, vi lọc và thẩm thấu ngược cũng được sử dụng với mục đích giảm BOD, COD, thuốc nhuộm đối với nước thải đầu ra.
  • Quy trình nhân tạo bằng cách sử dụng bể phản ứng sinh học kỵ khí cùng quá trình ozon hóa.
  • Hấp phụ là phương pháp xử lý nước thải loại bỏ hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, phenol, thuốc nhuộm hoạt tính, thuốc nhuộm azo, xyanua. Than hoạt tính là chất hấp phụ được sử dụng phổ biến nhất.

2.2. Phương hóa hóa học

  • Oxy hóa nâng cao và oxy hóa hóa học với khả năng loại bỏ chất ô nhiễm độc hại như thuốc nhuộm, kim loại và mùi hôi từ nước thải đầu ra.
  • Quá trình Oxy hóa nâng cao bằng cách dùng các hóa chất như axit acetic, natri clorua, natri cacbonat, natri hydroxit với các giải pháp như ozon hóa, hydro peroxit, tia UV hoặc TiO2/UV.
  • Quy trình Fenton gồm oxy hóa và đông tụ xử lý nước thải với hiệu suất loại bỏ 95% thuốc nhuộm trong giai đoạn đầu của quá trình oxy hóa gốc hydroxit và đông tụ sắt.
  • Quy trình Ozon hóa được sử dụng loại bỏ thuốc nhuộm tổng hợp hiệu quả với ưu điểm phá vỡ các cấu trúc thuốc nhuộm, dùng ở trạng thái khí và không tạo ra chất thải rắn, không tạo ra sản phẩm phụ.

2.3. Phương pháp sinh học

  • Quá trình hiếu khí – kỵ khí sử dụng VSV loại bỏ chất ô nhiễm trong nước thải bằng cách duy trì oxy hòa tan hoặc không có oxy để loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải.
  • Một số hệ thống sinh học thường sử dụng như MBBR, MBR,…
  • Ưu điểm của hệ thống sinh học thân thiện với môi trường, chi phí vận hành, bảo trì thấp và không tạo ra sản phẩm độc hại.
  • Phương pháp sinh học kết hợp cùng giải pháp hóa học có tác dụng loại bỏ COD, TOC khi kết hợp cùng quy trình ozon hoạt động mạnh mẽ để loại bỏ độ màu cao. Hoặc hệ thống SBR – quy trình Fenton nâng cao loại bỏ thuốc nhuộm.

Những phương pháp như trên thường đáp ứng nhu cầu giải quyết tất cả những vấn đề đối với nước thải dệt nhuộm như nhiệt độ, độ màu khó phân hủy, COD, vi sinh vật,…

Những công nghệ mới hiện đại, tiết kiệm chi phí đầu tư, giảm nhu cầu diện tích đất, hiệu suất xử lý cao, giảm chi phí vận hành đến mức thấp nhất. Nếu Quý Doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn thiết kế hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.