Khắc phục sự cố quá tải hệ thống xử lý nước thải

Việc vận hành hệ thống xử lý nước thải thường xảy ra sự cố quá tải là điều dễ hiểu nhưng một trong những số đó phải kể đến hiện trạng quá tải, thiếu oxy của hệ thống hoặc suy giảm các thông số dòng chảy đầu ra. Quá tải là sự gia tăng các chất ô nhiễm hữu cơ và khối lượng nước thải đầu vào hệ thống. Bài viết hôm nay, Hợp Nhất sẽ đề cập đến Khắc phục sự cố quá tải hệ thống xử lý nước thải.

khắc phục sự cố quả tải hệ thống xử lý nước thải

1. Sự cố quá tải xả ra khi nào?

Khi các thông số đầu ra vượt quá tiêu chuẩn cho phép như tiêu thụ hóa chất, chất không hòa tan, tổng nito, tổng photpho cùng nhiều chất khác.

Khi hệ thống bị giảm mức oxy hòa tan hoặc tăng công suất vượt quá tiêu chuẩn. Để giữ nồng độ oxy an toàn, hệ thống sục khí cần cung cấp nhiều không khí hơn để VSV sử dụng loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ gia tăng.

Có thể do hệ thống thiếu oxy hoặc chất dinh dưỡng (nito, photpho) khiến nhiều quá trình xử lý hoạt động không bình thường. Đây cũng là sự gia tăng các VSV dạng sợi trong bùn làm cho tính chất lắng cặn trong bể lắng suy giảm nghiêm trọng.

Máy bơm cùng các thiết bị điều khiển bị tắc nghẽn do chính rác thải như giẻ lau hay các mảnh vụn khác. Vì thế nó cũng khiến hệ thống trở nên quá tải khi phải ngừng hoạt động ở một số quy trình nhất định.

Hệ thống xử lý nước thải bị quá tải
Hệ thống xử lý nước thải bị quá tải

2. Giải pháp xử lý sự cố quá tải

Một số giải pháp xử lý sự cố quá tải có thể kể đến như:

2.1. Bố trí bể đệm

Trường hợp dòng chảy vượt quá cao vào những thời điểm nhất định trong ngày, vấn đề này có thể giải quyết bằng cách đưa bể đệm vào hệ thống.

Chức năng của nó giữ nước thải dư thừa và thải ra ngoài (ban đêm) khi lưu lượng dòng chảy nhỏ hơn.

Bể đệm có thể sử dụng bể hiện có hoặc xây thêm bể mới.

2.3. Tăng nồng độ oxy

Nếu hệ thống gặp vấn đề thiếu hụt oxy cần xem xét đến một số biện pháp chẳng hạn như bố trí thêm bể đệm ngoài việc giảm tắc nghẽn mà nó còn giúp loại bỏ khu vực có tải trọng chất hữu cơ lớn nên nhu cầu oxy sẽ lớn hơn.

Nếu máy thổi khí cũ không được bảo trì thường xuyên khiến chúng vận hành kém hiệu quả. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách tăng cường bảo dưỡng hoặc thay thế, sửa chữa khi thiết bị hư hỏng.

Cần kiểm tra và hiệu chỉnh đầu dò oxy nếu nó hoạt động không chính xác vì nó có thể bị hỏng trong thời gian hoạt động hoặc hình thành lớp cặn bẩn cản nước.

Có thể đạt được nguồn oxy tốt hơn bằng cách làm sạch hệ thống phân phối khí bằng dung dịch axit. Điều này đảm bảo loại bỏ chất ô nhiễm ra khỏi nước thải hoặc không khí của màng lọc.

Tăng nồng độ oxy
Kiểm tra, làm sạch hệ thống phân phối khí, tăng nồng độ oxy

2.3. Số lượng vi sinh vật (VSV)

Khi hệ thống bị quá tải với nồng độ chất hữu cơ cao có thể tăng lượng bùn (nồng độ bùn) trong quá trình hoạt hóa loại bỏ chất hữu cơ.

Khi bổ sung nguồn vi sinh vật tăng lên cần đảm bảo chúng được cung cấp nguồn oxy cần thiết để hoạt động bình thường.

Duy trì lượng không khí cần thiết khi trộn hỗn hợp vì chất lỏng có lượng bùn cao sẽ khó trộn nên cần máy thổi công suất lớn. Khi đó thể tích không khí cần cung cấp oxy cho vi khuẩn lớn hơn thể tích cần thiết để trộn đều hỗn hợp.

Bổ sung vi sinh vật cho các bể xử lý
Bổ sung vi sinh vật cho các bể xử lý

Như vậy để tránh việc quá tải hệ thống cũng như hạn chế những rủi ro đối với Hệ thống XLNT thì các cá nhân, tổ chức phải vận hành hệ thống đúng cách, theo đúng thông số kỹ thuật đối với một số chỉ tiêu quan trọng. Đồng thời, chúng phải được bảo trì – bảo dưỡng hệ thống XLNT định kỳ nhằm nâng cao khả năng xử lý của công nghệ, thiết bị – máy móc bên trong hệ thống hoạt động ổn định. Hoạt động này là cơ sở giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều thời gian và chi phí trong quá trình hoạt động.

Công ty môi trường xử lý nước thải cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết. Mọi thắc mắc hoặc góp ý về nội dung bạn có thể để lại bình luận bên dưới.

Tìm hiểu thêm: Dịch vụ vận hành hệ thống xử lý nước thải