Hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định thì sẽ phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào, độ bền của các trang thiết bị cũng như khả năng vận hành, bảo trì hệ thống. Khi hệ thống hoạt động ổn định sẽ giúp chủ đầu tư yên tâm tập trung cho hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vậy làm sao để hệ thống hoạt động ổn định?
1. Làm sao để biết hệ thống xử lý nước thải hoạt động ổn định?
Trong giai đoạn thiết kế và thi công, hệ thống xử lý nước thải đã mặc định vị trí, diện tích, không gian và cơ cấu hoạt động. Do đó mà bất kỳ tác động nào đến hệ thống cũng đều làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất xử lý.
Điều này chỉ thực hiện khi có sự chấp thuận, cho phép và tính toán của đội ngũ kỹ sư công trình có chuyên môn cao.
Có thể nhận biết hệ thống xử lý nước thải có đang hoạt động ổn định hay không qua các đặc điểm sau đây:
- Chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn quy định.
- Hệ thống không tiêu tốn quá nhiều hóa chất.
- Mật độ bùn ở bể vi sinh ở mức 25 – 30%.
- Không xuất hiện mùi hôi tại các bể xử lý.
- Máy thổi khí hoạt động tốt, cung cấp đủ khí cho các bể xử lý.
- Các thiết bị cơ khí khác trong hệ thống hoạt động tốt.
- Quá trình xử lý nước thải diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
Các trường hợp cho thấy hệ thống không ổn định, cần thay đổi
- Khi hệ thống cần nâng công suất nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lưu lượng và tải trọng ô nhiễm. Việc thích ứng nhanh khi có sự thay đổi đột ngột về nguồn thải cao/thấp là rất cần thiết.
- Khi hệ thống xuống cấp, không còn khả năng tiếp nhận nước thải để xử lý. Trường hợp này áp dụng với đối tượng là hệ thống xử lý nước thải cũ, không còn khả năng xử lý đạt tiêu chuẩn, các quá trình xử lý thường xuyên gặp gián đoạn, hư hỏng hoặc nguồn nước đầu ra chứa thành phần ô nhiễm vượt ngưỡng cho phép.
- Khi hệ thống thường xuyên cải tạo, sửa chữa và nâng cấp nhưng hiệu quả xử lý chưa cao. Do đó cần tính toán mở rộng thêm bồn/bể hoặc thêm thiết bị xử lý nhằm đáp ứng công suất hệ thống tăng cao.
- Khi hệ thống không còn phù hợp với không gian và địa điểm vì gặp phải các nguyên nhân như ảnh hưởng đến khu dân cư, gây ô nhiễm môi trường hoặc chủ đầu tư tìm được khu vực xây mới hệ thống xử lý nước thải đảm bảo hơn.
- Chất lượng nước đầu ra không đạt chuẩn quy định.
- Hệ thống tiêu tốn quá nhiều hóa chất xử lý.
2. Tác động từ các thành phần nước thải
- Chất hữu cơ: Tổng cacbon hữu cơ TOC, BOD và COD có tác dụng xác định nồng độ chất hữu cơ. Việc phân hủy của nó thường làm cạn kiệt nguồn oxy, làm gián đoạn quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Chất dinh dưỡng: Quá cao thường gây ra hiện tượng phú dưỡng, tích tụ nguồn sinh khối chết và làm suy cạn nguồn oxy hòa tan trong nước. Khi nồng độ amoniac quá lớn thường làm cản trở quá trình khử trùng nước thải bằng clo.
- Chất rắn: Thường gây ra hiện tượng tắc nghẽn, dẫn đến hình thành môi trường yếm khí. Khi nồng độ TSS quá lớn thường dẫn đến nguy cơ gây ô nhiễm vi sinh lớn.
- Độ pH: Nước thải mang tính kiềm/axit đều tác động rõ rệt đến sự phát triển của thực vật, khả năng sinh trưởng của vi sinh.
- Các nguyên tố kim loại: Nước thải công nghiệp thường chứa nhiều chì và cadium. Ngoài ra các nguyên tố vi lượng quá lớn còn gây thiệt hại đến thực vật và cây trồng.
- Ngoài ra còn có các yếu tố khác như độ mặn, mầm bệnh sẽ quyết định đến phương pháp XLNT tiêu chuẩn cần thiết.
3. Xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn, có tính ổn định cao
Như những bài trước Hợp Nhất đã giới thiệu thì việc xây dựng hệ thống xử lý nước thải cần trải qua nhiều giai đoạn và quy trình quan trọng. Cân bằng được nhiều yếu tố sẽ giúp bạn tạo ra hệ thống hoàn toàn chất lượng, bền vững với tuổi thọ hoạt động lâu hơn.
- Cân bằng các khoản chi phí: Lên kế hoạch chi phí chi tiết sẽ giúp bạn lựa chọn hệ thống phù hợp gồm thiết bị tự động hóa, cài đặt, xây dựng; chi phí vận hành, cải tạo, sửa chữa, bảo trì; chi phí vận chuyển nguyên vật liệu hoặc chi phí làm báo cáo, vận hành thử nghiệm và xác nhận hoàn thành công trình BVMT.
- Lựa chọn địa điểm xây dựng: Vị trí và không gian xây dựng hệ thống tác động rất lớn đến nhu cầu của khách hàng.
- Trường hợp hệ thống xây dựng ở khu vực đất chật người đông tại các thành phố, đô thị lớn sẽ có giá thành cao hơn, chật hẹp hơn so với các khu vực nông thôn có diện tích đất lớn, chi phí thấp.
- Xác định công nghệ xử lý: Mỗi công nghệ có những ưu/nhược điểm riêng biệt vì vậy dựa vào đặc tính nguồn thải, thành phần, nồng độ chất thải, tiêu chuẩn xả thải mà ứng dụng công nghệ phù hợp. Tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp mà các đơn vị tư vấn môi trường sẽ đưa ra các phương án từ giải pháp truyền thống đến công nghệ hiện đại, tiên tiến hơn.
Nếu Quý Doanh nghiệp cần tìm đơn vị tư vấn thiết kế, bảo trì hệ thống xử lý nước thải thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường Hợp Nhất qua Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn dịch vụ miễn phí và chi tiết hơn.
Bộ phận Truyền thông & Marketing: Tổng hợp