Hiện có nhiều phương pháp khác nhau để loại bỏ asen. Việc lựa chọn phương pháp phụ thuộc vào đặc tính nguồn nước, khối lượng, nồng độ, điều kiện thực tế,..
Asen trong môi trường nước thường tồn tại ở hóa trị 3 (As4O6) và oxit asen hóa trị 5 (As4O10). Chúng có tính axit nên khi thủy phân sẽ tạo thành axit oxo. Khi tiếp xúc với cơ thể con người, asen thường gây ra các bệnh như ung thư, phổi, bàng quang, gây tổn thương đường tiêu hóa, tim, rối loạn mạch máu,…
Loại bỏ Asen sử dụng alumin kích hoạt
Alumin hoạt hóa là giải pháp sử dụng lâu đời chuyên dùng hấp phụ asen. Người ta ứng dụng oxit nhôm đã kích hoạt bằng cách tiếp xúc với nhiệt độ cao, xút ăn da. Đặc trưng của vật liệu thường xốp, diện tích bề mặt tiếp xúc lớn.
Alumin khử asen phụ thuộc nhiều vào nồng độ pH (mức tối đa ở ngưỡng 5.5). Vì thế việc điều chỉnh pH mang lại nhiều lợi ích. Khi pH lệch khỏi ngưỡng 5.0 – 6.0 thì khả năng hấp phụ giảm đi đáng kể.
Quá trình alumin hoạt hóa còn hấp thụ tốt flo, selen, ion vô cơ, phân tử hữu cơ. Trong khoảng pH tối ưu loại bỏ flo, asen, selen, phân tử hữu cơ, ion kim loại nặng bị hấp thụ. Trong nhiều trường trường hợp, chúng cũng được tái sinh cùng với asen.
Trong môi trường hấp phụ của alumin hoạt hóa khá nhạy cảm với pH, khả năng loại bỏ tăng khi pH giảm. Do đó điều chỉnh pH thường mang lại nhiều lợi thế chi phí xử lý môi trường.
Quá trình trao đổi ion
Phương pháp xử lý nước thải bằng cách trao đổi ion có khả năng loại bỏ chất hữu cơ hòa tan bao gồm asen ra khỏi nước. Khác với giải pháp alumin hoạt hóa, trao đổi ion không cần điều chỉnh pH. Người ta cải tiến bằng cách thay thế công nghệ nhựa anion bazo thành nhựa bazo mạnh.
Ưu thế của nhựa bazo mạnh sử dụng nước muối natri clorua để tái sinh, loại bỏ nhu cầu sử dụng axit mạnh. Quá trình tái sinh thường tiêu tốn nguồn nước lớn, xảy ra chậm. Phần nước muối tái sinh có chứa asen sẽ được xử lý và thải ra ngoài.
Ứng dụng giải pháp Hydroxide Ferric dạng hạt (GFH)
Phương pháp có tác dụng hấp thụ asen, photphat, crom, kim loại nặng. Cần điều chỉnh nồng độ pH, nồng độ chất gây ô nhiễm sẽ quyết định đến tuổi thọ vật liệu. Khác với các cách khác, Hydroxide Ferric dạng hạt không cần khử oxy trong nước nhưng vẫn có khả năng loại bỏ cả 2 hóa trị của asen.
Yêu cầu quan trọng cần định kỳ rửa ngược vật liệu tùy theo chất lượng, đặc tính nguồn nước thô. Vốn dĩ GFH xếp vào môi trường không tái sinh nên phải lấy ra khỏi thiết bị phục vụ cho quá trình tái tạo hiệu quả.
Sử dụng vôi làm mềm nước, loại bỏ Asen
Vôi thường được nhắc đến làm mềm nước, loại bỏ độ cứng của canxi, magie cacbonat. Cần bổ sung lượng vôi vừa đủ, trong nồng độ pH từ 11,5 mới đáp ứng nhu cầu xử lý đạt hiệu quả cao. Bên cạn đó, vôi còn tham gia loại bỏ đến 90% asen hóa trị 3 trong nước.
Sự hình thành kết tủa của Mg(OH)2 tác động lớn đến việc loại bỏ asen. Nhưng quá trình này lại tiêu tốn nhiều hóa chất, đòi hỏi tái tạo nguồn cacbonat với lượng bùn hình thành khá lớn.
Quá trình lọc đông tụ
Khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải không thể thiếu giai đoạn đông tụ/keo tụ/tạo bông. Người ta thường dùng muối sắt loại bỏ đến 90% asen hóa trị 5 ở pH dưới 7. Khi pH trên 7 thì muối sắt có tác dụng loại bỏ asen hóa trị 3. Trong khi đó, chất đông tụ sắt loại bỏ đến 50% asen hóa trị 3. Điều này khá quan trọng vì phải oxy hóa hoàn toàn asen 3 thành asen 5 bằng clo hoặc chất oxy mạnh.
Loại bỏ Asen bằng lọc nano/Thẩm thấu ngược
- Lọc nano: màng áp suất cho phép hạt có kích thước nhỏ hơn 1 nanomet đi qua. Nó khá hiệu quả loại bỏ chất hòa tan, trong đó có asen.
- Thẩm thấu ngược: khả năng lọc tốt nhất loại bỏ gần hết nồng độ muối. Nhờ vậy mà 99,5% nồng độ asen cũng được loại bỏ nhờ tích hợp màng lọc chất lượng cao.
Như vậy, loại bỏ asen giờ đây khá dễ dàng với kết quả xử lý tương đối hiệu quả. Ngoài asen còn rất nhiều hợp chất nguy hiểm khác còn tồn tại trong nước nhưng chúng ta không biết cách xử lý đúng cách. Vì vậy, Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất sẽ giúp bạn đưa ra nhiều giải pháp xử lý môi trường tối ưu nhất. Để tìm hiểu thêm thông tin, hãy liên trực tiếp qua Hotline 0938.857.768.