Công nghệ sinh học xử lý nước thải nhiễm mặn

Việc xử lý nước thải nhiễm mặn gặp không ít khó khăn như các thông số nhiễm mặn vượt quá ngưỡng cho phép, quy trình công nghiệp với quá trình cô đặc muối cao và độ nhạy của nguồn tiếp nhận lớn.

Khi xử lý nước thải đô thị và công nghiệp, nước thải từ các cơ sở công nghiệp thường làm tăng độ mặn cho nguồn tiếp nhận. Nồng độ muối tăng do chứa nhiều clorua, sunfat, độ mặn và nhiều khoáng chất hòa tan.

Một số ngành phát sinh nước thải nhiễm mặn cao

  • Chế biến thực phẩm: có nồng độ muối cao từ các kỹ thuật ướp muối và bảo quản nước muối để bảo quản thực phẩm trong thời gian dài. Nước thải này chứa nồng độ chất hữu cơ, độ mặn cao.
  • Công nghiệp thuộc da: các giai đoạn như ướp muối, làm mềm, tẩy màu, vôi, làm khô, điều hòa và hoàn thiện với nguồn nước thải chứa nồng độ muối cao.
  • Nhà máy XLNT: nhiều ngành công nghiệp dùng nhựa trao đổi ion để làm mềm nước cùng các quy trình lọc nước thải như RO, Nano. Vì thế mà nước thải tạo ra tập trung lượng muối và tạp chất khá lớn.
  • Dệt may: là ngành sử dụng nguồn nước có độ sạch, tinh khiết cao. Vì thế nước thải phân phối từ các nguồn phải được lọc sạch và làm mềm. Nước có nồng độ muối cao đảm bảo chất màu cố định bám chắc vào sợi vải.

Công nghệ sinh học xử lý nước thải nhiễm mặn

Ứng dụng công nghệ sinh học loại bỏ độ mặn

Vì sao nên ứng dụng công nghệ sinh học?

Nước thải khi chứa hàm lượng muối cao làm rối loạn chức năng trao đổi chất của VSV. Từ đó sẽ làm giảm khả năng xử lý nước thải nhiễm mặn khiến hiệu quả HTXLNT thấp.

Nguồn nước hữu hạn, việc tái sử dụng cho nước thải đã qua xử lý là nguồn nước vĩnh viễn, ngoài việc tái sử dụng, xử lý nước nhiễm mặn còn có tiềm năng BVMT thông qua việc giảm chất thải, sản xuất năng lượng và nhiều lợi ích khác.

Các phương pháp khác nhau được áp dụng để xử lý nước thải được lựa chọn dựa trên bản chất và đặc điểm nguồn thải, điều kiện khí hậu, hạn chế về kinh tế, môi trường. Trong đó, phương pháp hóa lý thường khá tốn kém.

Trong nhiều nghiên cứu mới đây, xử lý bằng phương pháp sinh học hiếu khí – kỵ khí khá là phổ biến. Độ mặn của nước thải phụ thuộc vào việc thiếu kiểm soát dòng chảy, lũ lụt, mực nước ngầm nhiễm mặn cao.

Một số lưu ý khi xử lý nước thải nhiễm mặn

Nguồn phát sinh

Thông thường, nước thải nhiễm mặn phát sinh nhiều từ các hoạt động công nghiệp như nhà máy thuộc da, chế biến thủy sản, khai thác dầu thô, thực phẩm giàu chất hữu cơ.

Gây ô nhiễm môi trường

Việc xả thải nước nhiễm mặn chưa qua xử lý gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống thủy sinh, gây di cư, chết, hủy hoại môi trường và mất cân bằng hệ sinh thái.

Đóng vai trò lớn trong quá trình XLNT là hàm lượng muối. Khi nồng độ muối trên 1% thường gây ra sự phân ly của VSV và giảm khả năng loại bỏ chất hữu cơ/vô cơ.

Vận hành hệ thống xử lý

Sự tồn tại của vi khuẩn kháng muối trong hệ thống XLNT sinh học là cần thiết để phân hủy chất ô nhiễm hữu cơ. Điểm quan trọng là hệ thống phân hủy kỵ khí nhạy cảm với hàm lượng muối so với hệ thống bùn hoạt tính.

Một phương pháp xử lý chất rắn hữu cơ khác là phân hủy hiếu khí. Ngày nay, người ta còn áp dụng hai hình thức phân hủy hiếu khí thông thường và phân hủy oxy tinh khiết.

Trong phân hủy hiếu khí, bùn được sục khí trong thời gian dài bằng cách sử dụng thiết bị phân phối khí hoặc thiết bị sục khí bề mặt. Quá trình này có thể được thực hiện liên tục hoặc không liên tục.

Hệ thống bùn hoạt tính có thể phá hủy cấu trúc phân tử muối nhờ VSV. Độ đục của nước thải chủ yếu do sự chuyển hóa chất hòa tan thành vật liệu lơ lửng và lắng sinh học. Khi độ mặn cao, quá trình phân hủy sinh học giảm, thay đổi chất hòa tan thành vật liệu lơ lửng. Vì thế mà nước thải đầu ra thường bị đục

Nước thải nhiễm mặn đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật và công nghệ xử lý vượt trội, và việc thiết kế HTXLNT tiêu chuẩn là điều kiện quan trọng nhất. Quý KH cần tư vấn thêm bất kỳ thông tin nào thì hãy liên hệ ngay Công ty dịch vụ môi trường Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí!