Nga và một số thảm họa gây ô nhiễm

Nga, quốc gia phát triển với tiềm năng kinh tế với ưu điểm diện tích lãnh thổ lớn nhất thế giới cũng không thoát khỏi thảm cảnh ô nhiễm môi trường. Năm 2020 là một năm Nga phải đối mặt với tình hình phức tạp của dịch Covid-19 vừa phải khắc phục các hậu quả môi trường.

Tràn dầu ở bán đảo Taymyr

Nga vừa trải qua thảm họa ô nhiễm dầu lớn nhất từ trước đến nay. Sự việc xảy ra vào ngày 29/05 một bể chứa dầu diesel ở bán đảo Taymyr ở Bắc Cực (Nga) phát nổ khiến 20 nghìn tấn dầu tràn ra ngoài môi trường. Đã có khoảng 20 km nguồn nước ở địa phương bị ô nhiễm và sông Ambarnaya cũng biến thành màu đỏ chảy ra biển.

Không thể lường trước được mức độ ảnh hưởng đến môi trường. Đây là một trong những tai nạn lớn nhất ở Bắc Cực khiến lượng lớn nhiên liệu hóa thạch tràn lan ở khu vực khắc nghiệt này.

Các chuyên gia ước tính chi phí thiệt hại ở các vùng nước tiêu tốn đến hàng triệu Euro. Chi phí cải tạo đất và không khí sẽ làm gia tăng thiệt hại. Trên thực tế thì các công ty truyền thống lâu đời ở Nga luôn trốn tránh trách nhiệm đối với thiệt hại về môi trường gây ra.

Chưa kể, nếu muốn cải tạo bắt buộc phải khoan dầu. Những quá trình này lại luôn đi kèm với rủi ro và hệ sinh thái dễ bị tổn thương nhất. Và để bảo vệ môi trường Bắc Cực và khí hậu, chính phủ Nga cần xem xét lại mô hình kinh tế dựa trên nguồn nhiên liệu hóa thạch và tránh lạm dụng môi trường. Đồng thời cần đưa ra các cách phục hồi môi trường dựa trên các giải pháp thân thiện với khí hậu.

Nga và một số thảm họa gây ô nhiễm
Nga và một số thảm họa gây ô nhiễm

Thảm họa ở bán đảo Kamchatka

Vùng Viễn Đông ở Nga là nơi sinh sống của hàng loạt sinh vật dưới biển và nổi tiếng với thung lũng mạch nước ngầm, sông ngòi, núi lửa và sự đa dạng sinh học. Thế nhưng vào tháng 9/2020, nước biển chuyển màu và bốc mùi khó chịu bất ngờ. Người ta đưa mức cảnh báo đến báo động với động vật chết dạt vào bờ biển và xác trôi dạt theo nhiều bãi biển.

Những người tiếp xúc với nguồn nước biển ở đây bị đau họng, đau mắt và ngứa da. Một trong số đó có biểu hiện buồn nôn. Trong khi người ta vẫn đang đi tìm nguyên nhân thì sự kiện lần này đã giết chết đến 95% sinh vật dưới biển. Và nguyên nhân cơ bản được cho là do sự phát triển của thực vật phù du, địa chấn, núi lửa và hoạt động của con người như đổ chất thải, tràn nhiên liệu, tai nạn tàu chở dầu hay hoạt động quân sự.

Quá trình điều tra thảm họa sinh thái ở Kamchatka chỉ ra rằng khu vực này có nhiều vấn đề môi trường chưa được giải quyết. Đặc biệt là bãi chôn lấp chất thải nguy hại, bãi chôn lấp gây ra nhiều vấn đề.

Dù nguyên nhân thảm họa này là gì thì điều chắc chắn, để bảo vệ con người và thiên nhiên, Nga cần chuyển hướng khỏi mô hình kinh tế khai thác. Bên cạnh đó cần tránh xa các ngành công nghiệp gây ô nhiễm đang tàn phá cuộc sống và tốn kém cho Trái Đất, hướng đến năng lượng tái tạo và duy trì các hoạt động BVMT.

Nga giật mình vì con số xả thải

Tổng khối lượng chất thải ở Nga phát thải hơn 70 triệu tấn chất thải, làm phát sinh hơn 400.000 ha diện tích bãi chôn lấp. Ở Nga diện tích bãi chôn lấp vượt quá mốc 4 triệu ha, xấp xỉ với diện tích của đất nước Hà Lan.

Ở Nga có khoảng 5.500 bãi chôn lấp hợp pháp và 17.000 bãi trái phép hiện đang rơi vào tình trạng quá tải và tác động xấu đến môi trường xung quanh. Và họ cũng đóng góp 15% tổng lượng khí đốt từ các hoạt động khai thác và thăm dò dầu khí. Được biết, phần khí thất thoát ra bầu khí quyển thường gây ra tác hại lên hệ sinh thái. Và có hàng nghìn trường hợp mắc phải các bệnh về đường hô hấp, đe dọa đến chất lượng môi trường, tăng hiệu ứng nhà kính và băng tan ở hai cực.

Là một quốc gia có hơn 17 triệu km2 nhưng Nga cũng đã rơi vào tình trạng thiếu quỹ đất để xử lý chất thải. Và hiện nay họ cũng giật mình bởi những con số “khổng lồ” từ hoạt động do chính con người gây ra.

congtyxulynuocthai.vn chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài chia sẻ này!