Không chỉ lo ngại đến gánh nặng kinh tế, chất thải đô thị dần trở thành mối đe dọa hàng đầu mà các khu vực thành thị ở Việt Nam đang phải đối mặt. Bên cạnh việc phát triển nhanh chóng các ngành công nghiệp mũi nhọn, quá trình xử lý môi trường ngay lập tức trở thành vấn đề quan trọng hàng đầu hiện nay.
Nước thải, chất thải đô thị và nỗi lo về tương lai
Hiện trạng suy thoái nguồn nước
Cũng giống như các quốc gia khác, Việt Nam đang đối mặt với tình trạng suy thoái nguồn nước sạch. Dấu hiệu rõ nét nhất là chất lượng nguồn nước cấp sinh hoạt không đảm bảo, nhiễm độc tính và tạp chất từ các khu dân cư, khu công nghiệp gây ra.
Dòng chảy qua các thành phố bị ô nhiễm nghiêm trọng. Tác động rõ nét nhất là các con sông ở khu vực đô thị chịu tác động lớn nhất. Nếu ở TP. HCM có sông Sài Gòn, sông Đồng Nai thì Hà Nội có sông Tô Lịch, sông Hồng… đang rơi vào tình trạng “khủng hoảng” do ô nhiễm. Còn các sông ở khu vực ĐBSCL thì bị xâm nhập mặn với mức độ thường xuyên hơn.
Thực trạng xử lý nước
Trong tình hình này, xử lý nước thải đô thị và công nghiệp mới chỉ đạt hơn 12% trước khi thải ra môi trường. Vì sao chất lượng cuộc sống ở đô thị ngày càng nâng cao, chất lượng tốt nhưng công tác xử lý môi trường lại chậm trễ và có nơi vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
Hơn nữa, tỷ lệ kết nối mạng lưới thoát nước và nhà máy XLNT ở đô thị vẫn chưa cao, chưa kể đến việc thiếu đầu tư vào cơ sở hạ tầng, chưa thu gom, xử lý nước thải đúng cách. Các địa phương vẫn chưa lên kế hoạch việc tái sử dụng nước thải kèm với hệ thống xử lý chưa được quản lý và kiểm soát hiệu quả.
Ngành công nghiệp cũng tham gia vào quá trình gia tăng nguồn thải ô nhiễm, phần lớn chứa nhiều hóa chất khó xử lý. Khi tốc độ phát triển công nghiệp tỷ lệ thuận với nhu cầu sử dụng nước sạch thì môi trường là nơi hứng chịu nước thải nhiều nhất. Khi mở rộng quy mô sản xuất sẽ có nguy cơ tạo ra nguồn thải ô nhiễm cao và phức tạp hơn.
Chất thải rắn và mối quan hệ với chất lượng nước mặt
Theo thống kê, khối lượng chất thải ở nước ta phát sinh không cân xứng so với quy mô. Khi mà tốc độ đô thị hóa không ngừng tăng trưởng mạnh mẽ thì diện tích đất của đô thị không còn đủ sức để tiếp nhận nhiều dự án, công trình xây dựng lớn. Sự “chiếm dụng” quỹ đất của các KCN, CCN, nhà máy, xí nghiệp mọc lên như nấm khiến diện tích đất đô thị ngày càng thu hẹp.
Chất thải rắn phát sinh từ đô thị lại trở thành mối đe dọa hàng đầu đến nước mặt. Việc chôn lấp CTR khu vực thiếu vệ sinh, nằm gần nguồn nước và hoạt động thu gom chất thải lại gây ra tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng. Nhiều bãi rác không còn khả năng thu gom và xử lý nước thải rỉ rác khiến môi trường đất và nước (nước mặt, nước ngầm) bị ô nhiễm.
Ô nhiễm từ phát triển ngành công nghiệp
Quá trình canh tác lúa, hoa màu đòi hỏi người nông dân sử dụng nhiều phân bón, thuốc BVTV, thuốc trừ sâu. Vấn đề lo ngại nhất là nông dân chưa chú trọng đến phân bón hữu cơ, còn sử dụng thuốc trừ sâu độc hại và khó phân hủy.
Dư lượng phân bón và thuốc trừ sâu khiến nước mặt, nước ngầm bị tác động nặng nề do quá trình rửa trôi gây ra. Nhiều hệ sinh tái và đa dạng sinh học đang bị đe dọa từ những thay đổi và chịu sự thay đổi từ hướng canh tác truyền thống.
Mặc dù chiến lược sử dụng tài nguyên thiên nhiên hiệu quả và bền vững được quy định rõ ở nhiều chính sách nhưng ở nhiều địa phương vẫn chưa tuân thủ nghiêm ngặt
Như vậy, nước thải từ sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp hay CTR đô thị được quy định chi tiết ở Luật BVMT 2014, Nghị định 40/2019/NĐ-CP, Thông tư 35/2015/TT-BTNMT,…Theo đó, các đơn vị có trách nhiệm thu gom, xử lý, tái sử dụng hoặc chuyển giao cho các đơn vị có chức năng xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật.
Song song, các KCN, CCN phải xây dựng HTXLNT để xử lý hết nguồn thải phát sinh từ cơ sở, đơn vị, doanh nghiệp.
Truy cập website: congtyxulynuocthai.vn để biết thêm về các bản tin tức cũng như dịch vụ môi trường của Hợp Nhất!