Điều kiện để tái sử dụng nước thải ở Việt Nam

Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có quy định và tiêu chuẩn chính xác nào để tái sử dụng nước thải thành nước sinh hoạt an toàn. Quy chuẩn này ở các nước phát triển là rất cao. Từ năm 2020, Chính phủ ngày càng quan tâm hơn đến các chiến lược phát triển tài nguyên nước bằng các giải pháp sử dụng tiết kiệm và tăng hiệu quả kinh tế. Cũng theo đó, các hoạt động sử dụng tuần hoàn nước từ các hệ thống xử lý nước thải hiện có là một trong những mục tiêu quan trọng thúc đẩy sự bền vững của đất nước.

Điều kiện để tái sử dụng nước thải
Điều kiện để tái sử dụng nước thải

1. Thực tế quá trình tái sử dụng nước thải ở Việt Nam

Thực tế thì, hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường ở nước ta chỉ mới đáp ứng xử lý nước thải đô thị và công nghiệp khi nước thải sinh hoạt chỉ được xử lý khoảng 10% và 40% nước thải công nghiệp. Trong khi đó, sự phát triển nhanh ở khu vực đô thị, sự mở rộng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề kèm với biến đổi khí hậu khiến nhu cầu này ngày càng gia tăng.

Các quốc gia trên thế giới đã thành công trong việc tái sử dụng nước thải cho nhiều lĩnh vực không chỉ tăng trưởng kinh tế mà còn tạo ra các tiêu chuẩn phục vụ cho mục đích tái sử dụng hiệu quả hơn. Nhưng có điều, Việt Nam vẫn chưa có quy định và tiêu chuẩn chính xác nào để biến nước thải thành nước sinh hoạt an toàn.

2. Các hình thức tái sử dụng nước thải sinh hoạt

Căn cứ theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới WHO thì nước sau xử lý chủ yếu phục vụ cho 4 lĩnh vực trọng tâm dưới đây:

  • Cho các hoạt động đô thị: Chất lượng nước không đòi hỏi chất lượng nhưng có thể sử dụng lại để tưới cây, rửa đường, vệ sinh, cấp nước chữa cháy, tạo cảnh quan sinh thái, ao/hồ đô thị.
  • Cho nông nghiệp: Là ngành sử dụng nhiều nước nhất nên cần chất lượng nước tương đối cao, phù hợp các chỉ tiêu nito, kali và nguyên tố vi lượng. Những trong nhiều trường hợp, các thành phần không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép để tránh làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Trong công nghiệp: Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng gia tăng, tái sử dụng nước không chỉ giúp ổn định các quy trình xử lý mà còn mang lại nhiều lợi ích về môi trường cũng như giảm thiểu chi phí sản xuất, thu hồi tài nguyên, nhất là giảm thiểu chi phí xử lý nước thải và xả thải vào nguồn tiếp nhận.
  • Cung cấp và bổ sung nguồn nước ngầm: Ngăn chặn các hiện tượng sụt lún, giảm mực nước ngầm, ngăn chặn xâm nhập mặn cũng như duy trì tài nguyên nước ngầm chất lượng để đáp ứng nhu cầu trong tương lai.
Các hình thức tái sử dụng nước thải
Các hình thức tái sử dụng nước thải

3. Tiêu chuẩn chất lượng nước được tái sử dụng 

Các vấn đề liên quan đến tái sử dụng nước có liên quan đến các tính chất hóa lý và nồng độ chất ô nhiễm với tiêu chuẩn nhất định. Đặc trưng của nước thải trước khi xử lý thường có các chỉ tiêu về độ mặn, nguyên tố vi lượng, clo dư, pH, COD, BOD, DO, chất dinh dưỡng (N, P),… cao hơn nước ngầm hoặc nước mặt.

Chính vì thế, khi sử dụng nguồn nước thải sau xử lý cần quan tâm đến nhu cầu sử dụng và đối tượng cụ thể để có hướng khắc phục kịp thời.

Theo quy định của Bộ TNMT, chỉ xem xét cho phép sử dụng nước thải sinh hoạt đã được xử lý bản đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt cột A (QCVN 14: 2008/BTNMT) và bảo đảm đạt Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước phù hợp cho mục đích tưới cột B1 (QCVN 08 MT: 2015/BTNMT) để tưới cây trong phạm vi của chính cơ sở đó.

Bộ TNMT yêu cầu các cơ sở xả nước thải có nhu cầu tái sử dụng nước để tưới cây xây dựng phương án xử lý nước thải đạt yêu cầu nêu trên. 

Quy định về tái sử dụng nước thải để tưới cây
Quy định về tái sử dụng nước thải để tưới cây

Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc, Nhật,… đều có tiêu chuẩn tái sử dụng nước thải đô thị. Việc xây dựng các chỉ tiêu chủ yếu phụ thuộc vào chất lượng nước thải sinh hoạt, nhu cầu sử dụng, mức độ phát triển, điều kiện kinh tế xã hội, vùng địa lý, khí hậu thời tiết, điều kiện địa chất thủy văn,… từng khu vực.

Các nước như Mỹ, Nhật, Đức,… đặt ra các chỉ tiêu về chất lượng nước tái sử dụng rất cao nên Việt Nam khó mà bắt kịp được. Nguyên nhân là do trình độ phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – kỹ thuật ở nước ta thua xa. Nhưng chúng ta lại có thể đạt chỉ tiêu về chất lượng nước như các nước đang phát triển như Tunisia, Oman.

Tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng nước thải ở Việt Nam hiện có gồm QCVN 14:2008/BTNMT (quy định tối đa cho các thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt); QCVN 40:2011/BTNMT (giá trị thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp trước khi thải là nguồn tiếp nhận). Trong đó, QCVN 40:2011/BTNMT chủ yếu về kim loại nặng, chất phóng xạ,…

Trên đây là một số thông tin về tiêu chuẩn quy định tái sử dụng nước thải trong các hoạt động.

Bộ phận Truyền thông & Marketing