Khởi đầu năm 2020 là cơn đại dịch Covid-19 diễn ra trên toàn cầu. Không thể tính toán hết hậu quả mà dịch bệnh gây ra, đáng chú ý nhất vẫn là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, ngưng trệ quá trình xuất nhập khẩu, quy trình sản xuất giảm năng suất và khối lượng hàng hóa tồn đọng lớn.
Chịu đả kích nặng nề nhất là các ngành sản xuất hàng hóa, tập trung chủ yếu là những ngành công nghiệp trọng điểm như chế biến thực phẩm, hóa chất, may mặc, cơ khí,…. Không chỉ các quốc gia trên thế giới, riêng Việt Nam cũng cảm nhận rõ rệt những ảnh hưởng này.
Giãn cách xã hội, cách ly và hàng loạt vấn đề khiến nhà máy sản xuất ngưng hoạt động. Thật ra, đây cũng là biện pháp tốt nhất để Việt Nam hạn chế dịch Codvid-19 lây lan trong cộng đồng. Năng suất kinh tế giảm, người lao động mất việc làm, doanh nghiệp bắt buộc phải cắt giảm nhân sự và nghiêm trọng hơn phải đóng cửa hàng loạt nhà xưởng. Việc này cũng chính là nguyên nhân khiến hệ thống để xử lý nước thải ngưng hoạt động.
Những ảnh hưởng dịch Covid-19 đến hệ thống
Hệ thống xuống cấp do dịch Covid-19
Có rất nhiều trường hợp như vậy, hầu hết hệ thống không hoạt động hết công suất thiết kế, nhiều nơi không có người vận hành hệ thống xử lý nước thải. Đây cũng là nguyên nhân khiến HTXLNT xuống cấp nghiêm trọng vì không được duy trì các quy trình xử lý nước thải, hệ thống không được cấp hóa chất xử lý khiến chất lượng nước xử lý không đạt chuẩn.
Trong đó, hệ thống tách nước mưa và nước thải không hoạt động khiến nước trong bể xử lý nước thải chuyển màu vì sự phát triển nhanh rong rêu, tảo cùng nhiều VSV có hại khác. Nhiều trường hợp hệ thống không được cung cấp nguồn điện nên nhiều máy bơm và máy sục khí tắt và ngưng trong thời gian khá lâu. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến VSV có lợi chết dần vì không được cung cấp đủ nguồn oxy cần thiết để duy trì sự sống.
Thiệt hại thường thấy của hệ thống sau dịch
Tuy nhiên, sau khi Covid-19 được kiểm soát tốt hơn, các cơ sở sản xuất, xí nghiệp, nhà xưởng cũng bắt đầu hoạt động trở lại. Họ bắt đầu vận hành lại hệ thống nhưng lại khá “chật vật” vì không bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải thường xuyên. Có thể gặp một số trường hợp như:
- Bơm định lượng bị hỏng hóc.
- Đường ống dẫn nước bị rỉ sét hoặc bể xuất hiện nhiều cặn bẩn, rác thải.
- Hệ thống trạm bơm bị xuống cấp và không còn khả năng hoạt động trở lại.
- Máy thổi khí bị đứt dây coroa hoặc thiết bị phát ra tiếng ồn lớn.
- Mặc dù hệ thống vận hành trở lại nhưng có thể sẽ xuất hiện nhiều sự cố như bùn phát sinh lớn, bùn chết, bùn nổi lên trên mặt nước và không có khả năng lắng xuống đáy.
- Nước mưa và nước thải trộn lẫn lâu ngày xuất hiện mùi hôi khó chịu.
- Bể chứa nước bám nhiều rong rêu, cặn bẩn nên cần phải vệ sinh để tránh phát sinh ra nhiều mầm bệnh nguy hiểm.
Làm thế nào để vận hành hệ thống sau dịch Covid-19
Đối với các hệ thống xử lý nước thải gia đình, tòa nhà, sinh hoạt thì hệ thống vẫn còn hoạt động bình thường. Nhưng với hệ thống xử lý nước thải KCN chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chủ doanh nghiệp bắt buộc phải bỏ ra khoảng chi phí khá lớn để khắc phục những bất lợi này.
Không đơn giản như khởi động lại dây chuyền sản xuất, hệ thống XLNT đòi hỏi phải đáp ứng một số yêu cầu quan trọng như lưu lượng xả thải, nhiệt độ, nồng độ pH, hóa chất, nguồn VSV xử lý nước thải. Chỉ khi cân bằng được các vấn đề trên mới đảm bảo cải thiện hiệu suất xử lý cho toàn bộ hệ thống.
Đối với hệ thống có quy mô lớn, đòi hỏi cần người vận hành có kinh nghiệm và quản lý cao để đảm bảo quy trình xlnt ổn định và bền vững. Hoặc những hệ thống có quy mô nhỏ hơn, doanh nghiệp có thể tìm đơn vị vận hành, bảo trì, nâng cấp hoặc cải tạo lại HTXLNT chuyên nghiệp hơn.
Với nhu cầu trên, bạn có thể hợp tác cùng Công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất để khắc phục hoàn toàn các vấn đề xảy ra trong HTXLNT. Với đội ngũ kỹ sư chuyên ngành có kinh nghiệm lâu năm, chúng tôi luôn trong tư thế hợp tác và đồng hành cùng Quý KH trong mọi vấn đề liên quan đến xử lý nước thải ô nhiễm.