Phương pháp xử lý khí thải khô hay còn gọi là hấp phụ loại bỏ chất ô nhiễm từ khí thải mà không cần sử dụng chất lỏng. Trong đó, người ta sẽ dùng chất hấp phụ để làm vật liệu phản ứng khô trực tiếp trong quá trình xử lý.
Phương pháp này được ứng dụng nhiều trong các ngành sản xuất với mục đích giữ lại khí và hơi độc trên mặt mặt bằng nhiều thiết bị hoặc tháp xử lý chuyên biệt. Phương pháp này thường dùng trong hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm hay các lò đốt.
Đặc trưng của phương pháp xử lý khí thải khô là gì?
Chất hấp phụ được dùng rộng rãi nhất là bùn kiềm và than hoạt tính, vì nó có khả năng loại bỏ axit ra khỏi dòng khí thải. Phương pháp khô thường cũng có mức độ loại bỏ chất ô nhiễm cao như phương pháp ướt. Đặc trưng của phương pháp này thể hiện rõ nét ở khả năng hoàn nguyên vật liệu hấp phụ để hạn chế các nguồn phát thải ô nhiễm.
Hấp phụ là hiện tượng phân tử khí, lỏng và ion bị giữ lại trên lớp bề mặt tách pha. Các chất tách pha rất đa dạng có thể là lớp khí-lỏng, khí-rắn và lỏng-rắn. Cách xử lý khí thải này dựa vào quá trình phân ly chất khí tùy thuộc vào áp lực chất rắn với chất khí nhất định trong hỗn hợp khí có sẵn. Vật liệu rắn tham gia khử và giữ lại toàn bộ phân tử khí ô nhiễm có phát sinh trong quá trình sản xuất, dịch vụ.
Hầu hết, phương pháp có hàm lượng khí và tạp chất không khí nhỏ, làm sạch và làm khô không khí trong khoảng thời gian nhất định. Trong đó quá trình tách hỗn hợp khí hoặc hơi hình thành nhiều phân tử khác nhau. Chất hấp phụ này đóng vai trò hấp phụ hóa học với lực liên kết mạnh hơn hấp phụ vật lý. Vì thế mà lượng nhiệt tỏa ra lớn hơn và cần nhiều năng lượng hơn so với phương pháp hấp thụ.
Cơ chế của phương pháp xử lý khô
Phương pháp này chủ yếu diễn ra ở 3 bước xử lý chính dưới đây:
- Khi tiến hành hấp phụ ở tháp 1: khí thải đưa vào đáy tháp, dòng khí sẽ trực tiếp đi qua lớp vật liệu hấp phụ để đốt nóng. Lúc này, khí thải sẽ bị giữ lại trên bề mặt vật liệu hấp phụ. Phần khí sạch sẽ trực tiếp thoát ra bên ngoài.
- Cùng thời điểm tháp 2 sẽ tiến hành bước hoàn nguyên nguyên liệu. Hơi nước đưa vào tháp 2 theo chiều từ trên xuống dưới, đi qua vật liệu mang theo chất ô nhiễm, tách nước ra khỏi chất ô nhiễm, khí ô nhiễm tiếp tục được xử lý. Khi tháp 1 không còn xảy ra quá trình hấp phụ nữa thì tiến hành hoàn nguyên liệu và tiến hành hấp phụ ở tháp thứ 2.
- Giải hấp phụ: đây là giai đoạn quan trọng, mang lại tính kinh tế khi làm sạch hoàn toàn nguồn khí. Quá trình này có thể khôi phục hoạt tính vốn có của chất hấp phụ và xảy ra quá trình hấp phụ ngược.
Cách chọn vật liệu hấp phụ
- Có khả năng hấp phụ khí thải cao.
- Độ bền cơ học lớn.
- Khả năng hoàn nguyên nhanh chóng và dễ dàng.
- Giá thành thấp.
Như vậy, phương pháp này có khả năng làm sạch không khí cao với hiệu quả xử lý khí độc hại hơn 90%. Vật liệu hấp phụ có thể tái sinh nên giúp tiết kiệm chi phí xử lý cho doanh nghiệp, chưa kể giá thành vật liệu thấp và dễ tìm kiếm hơn.
Nếu cần thiết, bạn có thể dùng phương pháp khô để hấp phụ khí SO2 bằng dung dịch muối huyền phù hoặc cho dòng khí đi qua lớp vật liệu đệm rỗng. Quý Doanh nghiệp cần tư vấn thiết kế hệ thống xử lý khí thải đạt chuẩn, vui lòng liên hệ qua Hotline 0938.857.768 để được hướng dẫn và tư vấn cụ thể hơn từ công ty tư vấn môi trường Hợp Nhất!