Hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm

Để xử lý khí thải phòng thí nghiệm đạt hiệu quả cao đòi hỏi bạn cần hệ thống và ứng dụng công nghệ xử lý vượt trội. Bởi vì khí thải phát sinh từ các box phá mẫu, khu vực giàn mẫu hay máy phân tích hóa lý có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

Tác hại của khí thải phòng thí nghiệm

Trong đó có rất nhiều chất hữu cơ dễ bay hơi và vô cơ khá độc với hệ thần kinh ngay cả nồng độ thấp. Theo đó, chúng ta dễ bị choáng váng, nhức đầu, tức ngựa, buồn nôn, mất chức năng vận động,… ảnh hưởng từ các khí độc có khả năng gây ngộ độc như metanol, butanol, phenol.

Bên cạnh đó, nhiều dung môi và thuốc thử có thể gây mê như ete, cloroform, cacbon tetraclorua thường gây tổn thương niêm mạc mũi, ngứa họng, tổn thương mắt,… Ngoài ra các hợp chất như benzen, pyridin, toluen,… có thể gây ung thư nếu tiếp xúc ở hàm lượng cao.

Với những tác hại của khí thải phòng thí nghiệm, dưới đây là 2 phương pháp xlkt thông dụng được ứng dụng khá rộng rãi hiện nay, cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu nhé!

Hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm
Hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm

Hệ thống xử lý khí thải bằng tháp đệm ướt

Đặc điểm của hệ thống

Hệ thống xử lý này khá gọn nhẹ và nhiều kích cỡ khác nhau. Tùy thuộc vào mục đích của từng giải pháp xử lý khí thải mà lựa chọn hóa chất hấp thụ phù hợp. Nhờ vào tính linh hoạt của thiết bị mà nó được sử dụng để xử lý nhiều loại khí độc như SO2, NOx; ngoài ra nó còn ứng dụng để xử lý nhiều khí và hơi kiềm, axit khác.

Trong nhiều trường hợp hệ thống còn sử dụng để xử lý mùi đối với nhiều chất hữu cơ. Hệ thống này bao gồm:

  • Bộ phận ghép nối: gồm nhiều ống nối mềm, van điều chỉnh lưu lượng khí thải và quạt thổi khí.
  • Tháp đệm: gồm đáy, thân và miệng tháp. Phần đáy tháp nối liền với bể chứa chất lỏng hoàn lưu để hấp thụ chất khí có bố trí cửa xả bùn và cửa tràn. Thân tháp bố trí cửa dẫn khí thải phía dưới, tiếp theo các tầng đệm tăng diện tích tiếp xúc. Phía trên gồm tầng đệm dàn phun chất lỏng thực hiện nhiệm vụ hấp thụ khí độc.
  • Bộ phận cấp hóa chất: gồm thùng hóa chất, bơm định lượng, van điều khiển và hệ thống ống dẫn.

Lưu ý khi vận hành hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm

Khi vận hành, khí thải di chuyển vào cửa dưới, đi qua tầng đệm, dàn phun và ra ngoài theo cửa xả. Những phản ứng giữa chất hấp thụ và khí độc chỉ xảy ra khi dung dịch hóa chất được bơm hoàn lưu cấp vào dàn phun. Lúc này, nồng độ huyền phù đến nồng độ nhất định, nồng độ tác nhân hấp thụ hóa chất xuống quá thấp không còn khả năng xử lý tiếp tục.

Phần nước chảy tràn hoặc sau xử lý sẽ tách huyền phù được đưa quay trở lại thùng chứa để pha hóa chất hoặc thải ra ngoài. Hệ thống bơm hóa chất được vận hành tự động nối với bể chứa dung dịch hoàn lưu nhằm điều chỉnh nồng độ hóa chất phù hợp trong từng công đoạn xử lý.

Ứng dụng hệ thống xử lý khí thải tập trung

Từ các quạt hút, khí thải được thu gom và giảm âm có sử dụng dung dịch hấp phụ phun dạng sương ngược chiều với dòng khí. Những chất khí có thể tan trong nước như hơi axit, hơi dung môi hữu cơ tan bị giữ lại, dung dịch hấp phụ được xử lý cùng lúc với nước thải phòng thí nghiệm.

Cách xử lý khí thải này diễn ra bằng cách đưa chất khí không tan trong nước bị hấp phụ hoàn toàn bằng thiết bị lọc chứa than hoạt tính trước khi thải ra ngoài môi trường.

Lượng khí thải từ tủ hốt ở phòng thí nghiệm được đẩy về hộp thu gom và giảm âm qua hệ thống xlkt tập trung bằng quạt hút hoặc bằng đường ống dẫn khí PVC thông thường. Phần khí thải ô nhiễm được xử lý bằng quạt hút chuyên dụng, nó sẽ hút khí từ hộp thu gom, giảm âm qua hệ thống đường ống dẫn công nghệ vào bộ phận chính là thiết bị lọc hấp phụ và thiết bị lọc hấp thụ.

Nếu bạn cần tư vấn các giải pháp hay dịch vụ xử lý khí thải uy tín và chất lượng thì hãy liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!