Top 3 công nghệ xử lý nước thải lò hơi đạt chuẩn

Để giúp Doanh nghiệp thiết kế hệ thống xử lý nước thải lò hơi, Công ty môi trường Hợp Nhất sẽ tư vấn các phương pháp xử lý phù hợp nhất. Công nghệ xử lý của chúng tôi đảm bảo ưu điểm vượt trội như xử lý triệt để BOD, COD, N, P, chất hữu cơ, cặn lơ lửng,.. Đảm bảo tiết kiệm chi phí đầu tư vì không sử dụng hóa chất và ít tiêu hao điện năng, quy trình xử lý trơn tru hoặc không gây ra hiện tượng tắc nghẽn.

Trong quá trình sử dụng lò hơi, ngoài sự đóng cặn và ăn mòn trong quá trình điện hóa. Các phản ứng hóa học giữa vật liệu kim loại với môi trường thường xảy ra hiện tượng bám cặn nên giảm tuổi thọ các nồi hơi đáng kể.

Lò hơi được cấp nước và xả nước thải ra ngoài môi trường theo từng chu kỳ. Đặc biệt, nguồn nước thải lò hơi có nồng độ ô nhiễm cao gấp 100 – 120 lần nồng độ cho phép. Lượng nước thải lò hơi có độ ô nhiễm cao nếu không xử lý triệt để gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xung quanh.

Xử lý nước thải lò hơi bằng công nghệ sinh học kết hợp hóa lý

Vì nước thải lò hơi có đặc tính chứa thành phần kim loại và cặn lơ lửng lớn nên người ta thường xử lý nước thải bằng phương pháp lý hóa keo tụ. Sau khi được điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải ổn định, người ta thêm hóa chất keo tụ, trợ keo để tăng hiệu quả dính bám hạt keo cùng chất bẩn. Do đó, bông cặn chứa cặn lơ lửng và ion kim loại lắng xuống xảy ra trong pha tách rắn lỏng.

Quá trình xử lý nước thải tiếp tục di chuyển đến các bể sinh học hiếu khí (aerotank). Các vi sinh vật hiếu khí tiến hành phân giải chất hữu cơ thành chất vô cơ đơn giản. Hoạt động này vừa giúp vsv tạo thành tế bào mới giúp giảm đáng kể chất ô nhiễm trong nước thải. Trong bể aerotank có hiệu suất xử lý BOD, COD từ 90 – 95%.

Top 3 công nghệ xử lý nước thải lò hơi đạt chuẩn
Top 3 công nghệ xử lý nước thải lò hơi đạt chuẩn

Xử lý nước thải lò hơi không sử dụng hóa chất

Nguyên tắc chính của xử lý nước thải lò hơi phải đảm bảo: kiểm soát hàm lượng cặn, ngăn ngừa cặn đóng trên bề mặt ống; giúp kiểm soát ăn mòn; ngăn chặn oxy hòa tan gây oxy hóa làm kim loại bị hư hại, bị ăn mòn và giảm độ dày. Thông thường nếu không xử lý nước thải ô nhiễm không thể ngăn chặn hiện tượng đóng cặn và ăn mòn.

Các tạp chất trong nước cấp nồi hơi và nước ngưng hồi lưu sẽ tích tụ, đóng cặn. Tạp chất này chủ yếu là canxi, magie hoặc oxit silic. Đối với tạp chất ngưng tụ hồi lưu thường chứa sắt hoặc đồng sinh ra trong quá trình ngưng tụ.

Với những khu vực kim loại tiếp xúc với nước chứa tác nhân ăn mòn (oxy hòa tan, các axit kiềm) thì ở đó sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn. Trong đó dưới lớp cặn hình thành trên bề mặt kim loại là nơi diễn ra trao đổi nhiệt.

Xử lý nước thải lò hơi bằng các phương pháp điện hóa

  • Phương pháp xử lý bằng lắng cặn: trong các ngành công nghiệp, nước thải lò hơi phải được xử lý sơ bộ vì chúng có độ cứng cao. Tùy thuộc từng nguồn thải mà người ta sử dụng các loại hóa chất tương ứng.
  • Phương pháp trao đổi cation: các chất hòa tan trong nước có khả năng sinh ra cáu cặn, thông qua quá trình trao đổi cation tạo thành muối tan trong nước và hầu như không tạo lượng cặn trong lò. Các loại cation thường dùng trong phương pháp xử lý nước thải gia công cơ khí gồm Na+, H+, NH4+. Các gốc cation không hòa tan trong nước thường là gốc R và nó đóng vai trò như các anion.
  • Phương pháp trao đổi anion: anion của muối tiến hành trao đổi và phản ứng với axit trong các anionit. Nhờ vậy mà khử được axit trong nước thải.

Ngoài ra, Công môi trường Hợp Nhất còn ứng dụng các phương pháp, công nghệ khác như:

  • Phương pháp vật lý – hóa học – sinh học
  • Phương pháp trao đổi ion
  • Phương pháp hấp thụ
  • Phương pháp thẩm thấu
  • Phương pháp siêu lọc
  • Công nghệ MBBR
  • Công nghệ MBR
  • Công nghệ SBR
  • Công nghệ AAO

Vui lòng liên hệ ngay Hotline 0938.857.768 để được tư vấn các giải pháp xử lý nước thải lò hơi đạt chuẩn nhất!