Công nghệ sử dụng phương pháp lọc ngược dòng ngày càng được đánh giá cao vì khả năng loại bỏ BOD, nito, photpho,… cao cũng như chi phí xây dựng thấp, quá trình vận hành, bảo dưỡng hệ thống xử lý nước thải đơn giản.
Nước thải sinh hoạt xuất hiện khắp mọi nơi, chúng là nguyên nhân khiến môi trường bị quá tải. Các hoạt động của con người từ sản xuất, sinh hoạt đến công nghiệp, dịch vụ, đô thị hóa phát sinh lượng lớn nước thải ô nhiễm mà vẫn chưa được xử lý sơ bộ. Và đó chính là lý do chính khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Vậy làm thế nào để xử lý nước thải sinh hoạt hiệu quả?
Công nghệ lọc ngược dòng (USBF) là gì?
USBF là công nghệ bùn sinh học với thiết kế trên mô hình xử lý BOD, nitrat hóa và khử nitrat hóa. Mô hình này chủ yếu dùng để xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình. Đây là công nghệ cải tiến từ quá trình bùn hoạt tính kết hợp của 3 quy trình xử lý gồm Anoxic – Aerotank – lọc sinh học ngược dòng.
Trong đó, nhờ sự kết hợp này sẽ giúp đơn giản hóa hệ thống, tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm chi phí đầu tư và quá trình vận hành hệ thống trở nên dễ dàng hơn. Trong tương lai, mô hình này sẽ ngày càng được ứng dụng ngày càng nhiều ở Việt Nam.
Cấu tạo chính của mô hình gồm 3 module chính như ngăn thiếu khí, ngăn hiếu khí và ngăn lọc sinh học ngược dòng. Mương chảy tràn đặt tại vị trí nước đầu vào nhằm hạn chế dòng chảy và tăng hiệu quả xáo trộn nguồn nước. Ngoài ra còn có mương chảy tràn và thu nước đầu ra, ống thu bùn, bộ phận sục khí,…
Nguyên tắc hoạt động của công nghệ USBF
Với thiết kế thích hợp để xử lý nước thải, UASB là sự kết hợp của việc loại bỏ BOD, COD, nitrat hóa/khử nitrat và loại bỏ chất dinh dưỡng (N, P).
Nước thải đầu vào phải được xử lý sơ bộ bằng cách loại bỏ chất rắn và sau đó bơm vào mương chảy tràn thu nước đầu vào hòa cùng dòng chảy tuần hoàn. Tại ngăn thiếu khí, nước thải và bùn hoạt tính thực hiện theo cơ chế chọn lọc động học và chọn lọc trao đổi chất nhằm tăng hoạt động của vsv. Đây cũng chính là quá trình tạo bông bùn có kích thước lớn cũng như kìm hãm sự phát triển của vsv sợi gây vón bùn hay nổi bọt. Ngăn chọn lọc thiếu khí cũng có vai trò khử cacbon, khử nitrat và loại bỏ photpho.
Tiếp theo nước thải chảy qua ngăn hiếu khí qua khe hở dưới đáy USBF. Lúc này, nguồn oxy cung cấp liên tục nhờ máy bơm nước. VSV hiếu khí tiến hành oxy hóa hợp chất ô nhiễm và phân hủy chất hữu cơ. Tiếp theo, nước thải chảy qua ngăn USBF và di chuyển từ dưới lên trên, ngược với dòng bùn lắng theo phương thẳng đứng. Lúc này tạp chất ô nhiễm được xử lý thông qua sự kết hợp của lọc và xử lý sinh học từ bông bùn hoạt tính. Còn phần nước trong sau xử lý chảy tràn ra bên ngoài.
Hiệu quả xử lý Công nghệ lọc ngược dòng (USBF)
Hiệu quả xử lý COD: Hàm lượng COD trong nước bị loại bỏ trung bình đạt khoảng 60%, sau đó ngăn hiếu khí khoảng 26% và ngăn USBF chỉ đạt 10%. Đối với chất hữu cơ bị xử lý tại ngăn thiếu khí có đặc tính dễ bị phân hủy sinh học, còn ở ngăn hiếu khí và USBF là chất hữu cơ khó phân hủy hơn. Do đó, xử lý nước thải tòa nhà có hàm lượng COD trong ngăn hiếu khí giảm hơn nhiều so với ngăn thiếu khí. Và hiệu quả xử lý COD trên toàn hệ thống đạt đến 85%.
- Hiệu quả xử lý nồng độ SS: hàm lượng SS bị loại bỏ đạt từ 75,5% – 95%.
- Hiệu quả xử lý BOD: hiệu suất xử lý rất cao từ 80 – 99,2%.
- Hiệu quả xử lý Nito: quá trình khử nitrat và nitrat hóa diễn ra triệt để. Kết quả xử lý có thể đạt 94,3%.
- Hiệu quả xử lý photpho: vì tải trọng photpho trong nước thải tương đối nhỏ nên hiệu quả xử lý tối đa đạt 83,17%.
Công ty môi trường Hợp Nhất chuyên lĩnh vực thiết kế, thi công và lắp đặt HTXL nước thải, xử lý khí thải ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại và tiên tiến nhất. Nếu Quý Doanh nghiệp có nhu cầu, hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua Hotline 0938 857 768 để được tư vấn miễn phí nhé!