Chất lượng không khí trong đại dịch Covid 19

Trong khi hàng loạt các giải pháp xử lý khí thải ra đời thì ô nhiễm không khí từ những tác động của Covid 19 có sự luân phiên thay đổi. Hầu hết các quốc gia thuộc tâm dịch đều xuất phát từ những khu vực ô nhiễm không khí cao. Tuy nhiên một số khu vực ở Việt Nam lại có mật độ NO2 tăng trong giai đoạn cách ly xã hội so với cùng kỳ năm 2019.

Giãn cách ly xã hội, hàm lượng NO2 giảm đi đáng kể

Vừa qua nhóm nghiên cứu do TS Nguyễn Thị Nhật Thanh công bố kết quả về mật độ NO2 giảm đi rõ rệt trong thời gian cách ly dịch Covid 19 trên toàn quốc. Theo đó các khu vực ở Đông Bắc Bộ, Tây Bắc Bộ, ĐBSH, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ với mật độ NO2 có xu hướng giảm so với giai đoạn 4 tháng đầu năm 2019 và 2020.

Tuy nhiên NO2 lại tăng ở Tây Nguyên (2%) và ĐBSCL (5%). Trong một khảo sát mới đây, ở TP. HCM hàm lượng NO2 từ ngày 1 – 22/04 giảm đến 14,81% so với cùng kỳ năm 2019, giảm đến 13,14% so với tháng 3/2020. Căn cứ vào kết quả đo đạc, càng xa trung tâm thì mật độ NO2 lại càng giảm.

Chất lượng không khí trong đại dịch Covid 19
Chất lượng không khí trong đại dịch Covid 19

Thắc mắc về chất lượng không khí tăng hay giảm?

Theo ghi nhận trong thời gian giãn cách ly tại Việt Nam, hầu như các ngành công nghiệp, cơ sở sản xuất đều tạm dừng hoạt động dẫn đến chất lượng khí trở nên trong lành và sạch hơn. Trong khi chất lượng không khí trong nhà có sự suy giảm thì một số chất ô nhiễm lại tăng đột ngột. Chẳng hạn như ở Sao Paulo (Brazil) các chất như CO, NO2, NO giảm từ 50 – 70% thì O3 lại tăng đến 30%.

Bên cạnh những thay đổi tích cực thì một vấn đề nổi cộm khác lại khá nghiêm trọng đó chính là việc sử dụng các sản phẩm nhựa một lần như khẩu trang, túi nhựa, chai nhựa,… ngày càng nhiều. Chính vì thế không chỉ làm tăng rác thải nhựa mà chúng còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm.

Do đó không thể khẳng định được chất lượng không khí tăng hay giảm trong thời gian này. Bởi lẽ một số chất ô nhiễm phát sinh từ các hoạt động công nghiệp, giao thông giảm nhưng hoạt động xử lý rác thải nhựa lại gia tăng. Trong đó, nhiều phương pháp xử lý khí thải lò đốt rác được ứng dụng nhằm hạn chế phát sinh nhiều chất khí độc hại ra ngoài môi trường.

Môi trường không khí “tệ” hơn vì sử dụng bếp gas quá nhiều

Theo nghiên cứu, bếp gas là thủ phạm gây ô nhiễm không khí cao gấp 2 – 5 lần so với ô nhiễm không khí ngoài trời. Vì thế mà thời gian giãn cách ly, mật độ sử dụng bếp gas nhiều lần trong thời gian nấu ăn tại nhà làm phát sinh nhiều khí độc hại hơn.

Các chuyên gia Mỹ cho rằng, các hộ gia đình nấu ăn bằng khí đốt có phát thải nito dioxide, cacbon monoxide gây ô nhiễm dạng hạt. Các loại bếp lò cũ không được bảo trì sẽ gây ô nhiễm gấp nhiều lần. Với lượng nito dioxide làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn ở trẻ em (42%). Nito dioxide khiến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nghiêm trọng hơn, các bệnh về tim, tiểu đường và ung thư ngày càng gia tăng. Đối với những người ngộ độc cacbon monoxide gây đau đầu, buồn nôn, tim đập nhanh, ngừng đập hoặc tử vong.

 

Ấn Độ – Quốc cải thiện chất lượng không khí trong dịch Covid 19

Như chúng ta đã biết, Ấn Độ thuộc top các quốc gia khủng hoảng do ô nhiễm môi trường trầm trọng nhất trên thế giới. Đỉnh điểm vào tháng 11/2019, người dân Ấn Độ xuống đường biểu tình tại Thủ đô New Delhi khi nơi này bị bao phủ bởi lớp bụi dày đặc và hàm lượng bụi mịn PM2.5 đến 900 microgram/m3.

Kể từ khi Chính phủ ban bố lệnh phong tỏa vì Covid 19, các hoạt động nhà máy, xí nghiệp, chợ, cửa hàng, các phương tiện giao thông bị cấm và các nơi thờ cúng ở đây đều đóng cửa hoàn toàn. Nhờ vậy mà các chỉ số bụi PM2,5 và NO2 giảm đến mức thấp nhất trong hơn nhiều năm qua.

Tại thủ đô New Delhi, nồng độ PM2.5 giảm đến 71% (chỉ còn 26,4 microgram/m3) và mật độ NO2 giảm tù 52 xuống còn 15 microgram/m3. So với cùng kỳ năm 2018 và 2019, 3 tháng đầu năm 2020 có nồng độ NO2 trung bình giảm 40 – 50% tại các thành phố như Mumbai, Pune và Ahmedabad.

Ngoài ra vì hoạt động vận tải, khí thải ngừng hoạt động nên lượng khí thải nhiên liệu giảm nên hạn chế một lượng lớn các chất ô nhiễm không khí.

Nồng độ NO2 giảm bụi mịn PM2.5 vẫn tăng

Đông Nam Á là khu vực có mức độ ô nhiễm không khí lớn nhất khi vượt 5 lần giới hạn cho phép của tổ chức Y tế Thế giới. Ô nhiễm không khí ảnh hưởng lớn đối với sức khỏe con người, thường gây ra các bệnh đường hô hấp, tim mạch mạn tĩnh và gây ra 79.000 ca tử vong mỗi năm.

Các nước thuộc khu vực Đông Nam Á chịu tác động mạnh mẽ nhất trong thời gian cách ly xã hội. Ở Việt Nam nồng độ NO2 có xu hướng giảm nhưng bụi mịn PM2.5 khu vực Hà Nội và TP. HCM có sự gia tăng. Các trung tâm đô thị lớn như ở Bangkok, Kuala Lumpur, Manila ghi nhận nồng độ NO2 sụt giảm vì hoạt động vận tải và sản xuất bị ngưng trệ.

So với năm 2019, nồng độ NO2 ở Malaysia giảm 60% và Indonesia giảm 40%. Tuy nhiên nồng độ bụi mịn PM2.5 vẫn không có sự thay đổi lớn vì chịu ảnh hưởng từ các nhà máy nhiệt điện than.

Công ty xử lý môi trường Hợp Nhất xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!