Hà Nội chú trọng xử lý ô nhiễm tại công trình thủy lợi

Công tác xử lý nước thải trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua được các cấp, ban ngành chú trọng hơn. Trong đó việc ngăn chặn và xử lý các hành vi gây ô nhiễm các công trình thủy lợi là việc làm cấp thiết nhất hiện nay. Tại nhiều khu vực có nguy cơ gia tăng ô nhiễm cần  được kiểm soát và quản lý chặt chẽ.

Các điểm xả thải gây ô nhiễm tại các công trình thủy lợi Hà Nội

Tình trạng quá tải ở các công trình thủy lợi

UBND Thành phố Hà Nội cho biết, các công trình thủy lợi trên địa bàn không còn khả năng tiếp nhận nguồn thải vì quá tải trọng. Theo thống kê hết tháng 3/2020, hệ thống công trình thủy lợi có đến 1.837 điểm xả thải tiếp nhận nước thải từ các hoạt động sản xuất và sinh hoạt từ các khu dân cư.

Hầu hết chất thải chưa được xử lý hoặc nếu có xử lý vẫn chưa đạt tiêu chuẩn nên hệ thống công trình thủy lợi chịu tác động mạnh nhất không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước mà còn gián đoạn hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân.

Một số nguồn nước thải vào hệ thống thủy lợi trên địa bàn thành phố như nước thải KCN, làng nghề, đô thị, khu dân cư, chăn nuôi, giết mổ gia súc gia cầm, nước thải bệnh viện hoặc nước thải bệnh viện.

Hà Nội chú trọng xử lý ô nhiễm tại công trình thủy lợi
Hà Nội chú trọng xử lý ô nhiễm tại công trình thủy lợi

Khó khăn trong xử lý ô nhiễm tại các công trình thủy lợi

Với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng nên việc xả thải vào hệ thống thủy lợi dự báo sẽ tăng nhanh và trở nên phức tạp, khó kiểm soát hơn.

Nếu tình trạng không được xử lý và cải thiện khiến tuổi thọ các công trình thủy lợi giảm đi đáng kể, làm ô nhiễm mạch nước ngầm, giảm năng suất cây trồng cũng như sức khỏe của người dân.

Phức tạp nhất nhất là chưa xử lý nước thải giết mổ gia súc, nước thải làng nghề, chăn nuôi và nước thải đô thị sẽ dẫn về kênh tiêu cấp 2,3 trước khi đổ vào kênh cấp 1. Do đó gây khó khăn đối với cơ quan chức năng trong việc xác định đối tượng xả thải.

Một bất cập khác đó là nhận thức về vấn đề BVMT của các cơ sở, tổ chức, cá nhân vẫn chưa cao, còn nhiều hạn chế chưa kể đến các chương trình tuyên truyền nhận thức ô nhiễm môi trường chưa mang đến hiệu quả cao. Ngoài ra công tác kiểm tra xử lý từ cơ quan chức chưa đủ sức răn đe, còn lơ là nên chưa xử lý dứt điểm các điểm nóng gây ô nhiễm môi trường.

Giám sát việc cấp phép xả thải ra công trình thủy lợi

Xử lý vi phạm xả thải

Để hạn chế các rủi ro và tác động xấu, Sở TNMT Hà Nội ban hành công văn 1075/SNN-TL (ngày 17/04/2020) đề nghị các doanh nghiệp thủy lợi chủ động xử lý vi phạm về các quy định xả thải tránh gây ô nhiễm nguồn nước, cung cấp nước sạch cho sản xuất và sinh hoạt.

Tăng cường kiểm tra phát hiện, lập biên bản vi phạm về các quy định xả thải, đánh giá và giám sát hoạt động xả thải của các tổ chức, cá nhân được cấp phép xả thải vào công trình thủy lợi theo nội dung đã cấp. Cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra đối với các trường hợp vi phạm về xả thải vào hệ thống công trình thủy lợi.

Đặc biệt xử lý nghiêm các doanh nghiệp tại các làng nghề, cơ sở sản xuất cố tình vi phạm, xả trộm chất thải, nước thải hoặc không tiến hành xử lý nước thải làng nghề theo đúng quy định của pháp luật.

UBND Hà Nội chỉ đạo các địa phương tập trung rà soát, thống kê những cơ sở vi phạm xả thải gây ô nhiễm để xử lý triệt để các trường hợp gây ảnh hưởng đến việc sản xuất và sức khỏe của người dân. Thường xuyên tuyền truyền nâng cao nhận thức của người dân và chính quyền địa phương trong việc bảo vệ các hệ thống thủy lợi, đảm bảo nguồn nước đạt chỉ tiêu để cung cấp phục vụ cho việc tưới tiêu.

Vận hành nhà máy xử lý nước thải

Nhằm đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã  thực hiện nhiều giải pháp như vận hành 8 nhà máy xử lý nước thải với tổng công suất 303.800 m3/ngày đêm.

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng nhà máy xử lý nước thải tại Yên Xá, Phú Đô, Thanh Thùy, Phùng Xá có tổng công suất khoảng 474.500 m3/ngày đêm. Tiến hành xây dựng cụm công trình đầu mối Liên Mạc để tiếp nhận nguồn nước sông Hồng và sông Nhuệ.

Các cấp, ban ngành thành phố sẽ xây dựng hệ thống thu gom nước thải, nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử lý hoàn toàn lượng nước thải thải ra môi trường gắn liền với mô hình xây dựng nông thôn mới.

Ban biên tập congtyxulynuocthai.vn chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết!