Nếu quý doanh nghiệp đang gặp bất kỳ vấn đề nào về xử lý nước thải, hãy liên hệ ngay với Hợp Nhất để được tư vấn trong thời gian nhanh nhất nhé. Trong thời gian qua, chúng tôi nhận được khá nhiều thắc mắc có liên quan đến nước thải chế biến hoa quả.
Vì hầu hết, cơ sở, doanh nghiệp thường phát sinh lượng nước thải lớn, có khả năng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng vì chưa tiếp cận với trình độ sản xuất cao. Dưới đây là những vấn đề cần lưu ý và cách xử lý nước thải chế biến hoa quả, cùng công ty môi trường Hợp Nhất theo dõi những thông tin dưới đây nhé!
Đặc trưng và tính chất của nước thải chế biến hoa quả
Nguồn gốc phát sinh nước thải chế biến hoa quả:
- Giai đoạn ngâm rửa và cắt, gọt trái cây
- Giai đoạn pha chế dung dịch ngâm
- Giai đoạn chần trái cây
- Giai đoạn pha chế chất bảo quản
- Giai đoạn rửa thiết bị
- Giai đoạn phát sinh nước sinh hoạt ô nhiễm
Tính chất của nước thải chế biến hoa quả thường chứa nhiều cặn bẩn lơ lửng. Chẳng hạn như cặn lơ lửng, chất hữu cơ từ quá trình cắt, gọt, rửa. Ngoài ra nước thải này có hàm lượng chất vô cơ lớn từ quá trình chần, ngâm, bảo quản, tạo màu, mùi từ các hóa chất như NaOH, CaCl2, axit citric (C6H8O7), natri benzoate, kali sorbate.
Ảnh hưởng của nước thải chế biến hoa quả đến môi trường
Nếu không kịp thời xử lý nước thải chế biến hoa quả thì các chất hữu cơ, vô cơ sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng môi trường, nhất là hệ sinh thái nước.
Chất rắn lơ lửng hình thành tình trạng bùn lắng, tạo điều kiện hình thành môi trường kỵ khí, cản trở sự tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, hủy hoại hệ sinh thái và làm giảm hàm lượng oxy hòa tan trong nước.
Đối với chất hữu cơ, khi hàm lượng quá cao gây thiếu hụt nguồn oxy trong nước. Quá trình phân hủy yếm khí hình thành và hình thành các khí độc hại như H2S, mercaptan khiến nước có mùi hôi thối và màu nước chuyển thành màu đen kịt. Đây là vấn đề làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm, làm ô nhiễm mạch nước ngầm dưới nước. Khi chứa nhiều cặn và chất rắn lơ lửng sẽ gây độc cho nguồn nước
Đặc biệt, trong thời gian dài, nước không còn khả năng tự làm sạch vì thời gian phân hủy chất hữu cơ dài làm phát sinh nhiều chất độc hại, mùi hôi thối. Khi đó, tải lượng hữu cơ cao khiến hệ vi sinh vật có lợi chết dần vì lượng oxy hòa tan trong nước giảm dần.
Chính vì thế, cơ sở chế biến hoa quả cần phải thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý nước thải trước khi xả thải ra nguồn tiếp nhận. Điều này giúp đảm bảo hệ sinh thái và chất lượng cuộc sống của người dân luôn được đảm bảo.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải chất tẩy rửa bằng bể sâu
So với các công nghệ xử lý khác, bể sâu có cách xử lý nước thải chế biến hoa quả dễ dàng và đơn giản hơn. Nguyên tắc hoạt động của bể hoạt động bằng cách tạo áp lực bằng bể bùn hoạt tính có độ sâu khoảng 100m. Nhờ vậy lượng oxy hòa tan lớn với độ hoạt hóa cao tạo điều kiện thuận lợi để VSV phân hủy nhanh BOD, COD có nồng độ cao.
Công nghệ thích hợp để loại bỏ các hóa chất tẩy rửa trong nước với khối lượng lớn, nồng độ thấp, loại bỏ BOD cao và có thể linh hoạt trong việc biến động tải trọng. Nguồn thải đi qua bể sâu khiến oxy trong không khí phân tán mạnh trong nguồn nước giúp quá trình xử lý nước thải sinh học đạt kết quả cao hơn.
Cấu tạo của bể sâu được đặt thẳng đứng có đường kính 1 – 6m, độ sâu từ 50 – 100m, chia thành 2 khu vực: bên lắng và bên nổi. Nước thải đưa vào bể lắng xuống đáy trước khi tuần hoàn với nước tuần hoàn trong bể. Đây là giai đoạn giúp áp suất trong nước cao hơn nhờ vậy quá trình xử lý nước thải sinh học luôn được đảm bảo tốt hơn.
Đặc trưng của công nghệ bể sâu xử lý nước thải
- Tiết kiệm diện tích: bể sâu thuộc dạng ăn sâu dưới lòng đất nên diện tích của bể bùn hoạt tính chỉ bằng 1/20 so với các bể thông thường.
- Tiết kiệm năng lượng: giảm tiêu hao năng lượng vì lượng không khí đưa vào chỉ bằng 1/6 – 1/8 so với sử dụng bùn hoạt tính tiêu chuẩn.
- Thích hợp với nước thải có nồng độ cao: nồng độ oxy hòa tan cao, hiệu suất sử dụng oxy hóa nên có thể dễ dàng xử lý nước thải sinh hoạt hoặc nước thải có nồng độ chất ô nhiễm cao.
- Ít phát sinh bùn: có hiệu quả xử lý cao vì được cung cấp nguồn oxy dồi dào để vi sinh vật tăng khả năng phân hủy chất ô nhiễm trong nước thải.
Công ty môi trường Hợp Nhất xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã theo dõi!