Khi khoa học – kỹ thuật ngày càng có bước cải tiến thì nhiều lĩnh vực có bước thay đổi ngoạn mục về bộ mặt và sự tăng trưởng trong tương lai. Ngày càng có nhiều phát minh mang tính ứng dụng cao, có thể giải quyết và đáp ứng đầy đủ các nhu cầu ngày càng cao của xã hội, trong đó có lĩnh vực xử lý nước thải. Dưới đây là 3 phương pháp xử lý nước thải điển hình, chắc chắn bạn sẽ thu thập thêm nhiều thông tin hữu ích mới và thiết thực nhất!
1. Xử lý nước thải bằng công nghệ thẩm thấu ngược
Ngoài xử lý nước thải, công nghệ xử lý bằng công nghệ RO còn ứng trực tiếp trong việc xử lý nước cấp. RO được đánh giá là giải pháp lọc màng có tác dụng tách bỏ phân tử lớn, tách các ion dưới dạng muối khoáng hòa tan bằng áp lực của máy bơm.
Quy trình thẩm thấu ngược xảy ra khi nước chuyển từ môi trường nhược trương sang môi trường ưu trương. Trong đó, thẩm thấu được xem là chất lỏng có xu hướng chuyển từ nồng độ thấp sang dạng chất tan cao cho đến khi chúng được cân bằng về mặt hóa học.
Đối với thẩm thấu ngược RO là cách chuyển dung môi ở nồng độ cao sang nồng độ thấp nhờ màng bán thấm. Màng bán thấm không cho các chất tan đi qua nhưng lại cho dung môi dễ dàng di chuyển. Khi áp suất thẩm thấu tăng lên sẽ xuất hiện hiện tượng dịch chuyển của dung dịch qua màng bán thấm vào phần chứa nước sạch.
2. Xử lý nước thải bằng công nghệ hấp phụ
Nước thải là môi trường mà các hạt tan hoặc không hòa tan thường có nhiều kích cỡ và chủng loại khác nhau như hạt cát, bùn, đất sét, chất hữu cơ, VSV. Tuy nhiên, những hạt có kích thước nhỏ hơn thì phương pháp lý học khó mà loại bỏ hoàn toàn. Nếu việc xử lý này khá tốn thời gian và chi phí nên xử lý nước thải bằng phương pháp hấp phụ được ứng dụng phổ biến hơn.
Công nghệ hấp phụ được áp dụng khá rộng rãi đối với nguồn thải chứa nhiều chất hữu cơ hòa tan như xử lý nước thải chế biến hoa quả, thực phẩm, nước thải thủy sản, nước thải chăn nuôi. Với những chất hữu cơ không được xử lý bằng phương pháp sinh học thì chúng sẽ có độc tính khá cao nên cần xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường.
Quá trình hấp phụ nước thải gồm các giai đoạn chính dưới đây:
- Tiến hành di chuyển chất hấp phụ tới bề mặt hạt hấp phụ.
- Hấp thụ chất hữu cơ hòa tan.
- Dịch chuyển chất ô nhiễm vào trong hạt hấp thụ.
Vật liệu hấp phụ thường sử dụng là than hoạt tính. Với đặc tính hấp phụ hiệu quả chất ô nhiễm cộng với nguồn nguyên liệu dễ tìm, chi phí rẻ nên than hoạt tính mang tính khả thi hơn so với các phương pháp xử lý khác.
3. Xử lý nước thải bằng công nghệ siêu lọc
Công nghệ màng siêu lọc UF thường có cấu tạo từ những rợi rỗng có kích thước lỗ lọc nhỏ từ 0,1 – 0,01 micromet. Những màng thẩm thấu có khả năng làm sạch nước thải, đảm bảo hiệu suất làm việc cao và hiệu quả tuyệt đối.
Khả năng của màng lọc UF được thể hiện rõ nét bằng cách lọc sạch các tạp chất có kích thước nhỏ như vi khuẩn, dầu mỡ, hạt keo, chất rắn lơ lửng cùng với các phân tử có kích thước lớn hơn nước. Vì thế mà ứng dụng màng siêu lọc thường sử dụng trong ngành sản xuất nước tinh khiết hoặc nước uống vì khả năng tiêu diệt vi khuẩn của nó đến 99,9%.
Đặc biệt, các sợi lọc này thường có cấu tạo từ thép không gỉ, lớp chống ăn mòn với đường kính 2mm. Vì thế, diện tích tiếp xúc bề mặt được nâng cao giúp việc loại bỏ chất bẩn diễn ra hiệu quả hơn.
Màng siêu lọc UF thường hoạt động theo 2 nguyên lý cơ bản dưới đây:
Nguyên lý từ ngoài vào trong
Vị trí lớp màng lọc nằm bên ngoài, dòng nước thải cần xử lý sẽ được đẩy từ ngoài vào trong nên chất độc hại được giữ lại hoàn toàn bên ngoài lớp màng lọc.
Nguyên lý từ trong ra ngoài
Vị trí lớp lọc nằm bên trong, chất bẩn trong nguồn nước sẽ thẩm thấu vào bên trong màng lọc. Phần nước sạch, nước trong được thu ở bên ngoài lớp màng.
Ưu điểm nổi bật của mang lọc UF là không sử dụng hóa chất, an toàn không làm biến đổi tính chất của nguồn nước. Ngoài ra, kích thước của hệ thống đơn giản, nhỏ gọn, ít tiêu tốn điện năng giúp người dùng tiết kiệm được chi phí sử dụng tối đa.
Nếu có bất kỳ thắc mắc nào, Quý khách hàng hãy liên hệ trực tiếp với công ty xử lý môi trường Hợp Nhất theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368 để được tư vấn miễn phí nhé!