Xử lý nước thải sản xuất nước mắm công nghệ sinh học

Nước thải sản xuất nước mắm chứa nhiều tạp chất lơ lửng nhất là chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Lượng chất này nếu tồn tại lâu sẽ lắng xuống đáy và xảy ra các quá trình phân hủy yếm khí sinh ra mùi hôi khó chịu. Vì thế, xử lý nước thải sản xuất nước mắm nhằm giải quyết triệt để nguồn ô nhiễm giúp nguồn nước được làm sạch, tránh ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Xử lý nước thải sản xuất nước mắm
Xử lý nước thải sản xuất nước mắm

1. Nguồn gốc và tính chất của nước thải sản xuất nước mắm

Xử lý nước thải công nghiệp nói chung và xử lý nước thải nước mắm nói riêng cần tìm ra nguồn phát sinh và thành phần đặc trưng để có biện pháp xử lý phù hợp.

Trong đó, nước thải sản xuất nước mắm bắt nguồn từ quá trình vệ sinh thiết bị – máy móc, rửa nguyên vật liệu, nước thải từ khu vực vệ sinh, nước thải rỉ rác.

Thành phần chủ yếu của nước thải nước mắm chứa nhiều chất vô cơ, chất hữu cơ dễ phân hủy, cặn lắng, hàm lượng BOD, CPD, TSS lớn, độ màu và độ mùi cao.

Đặc trưng của nước thải sản xuất nước mắm
Đặc trưng của nước thải sản xuất nước mắm

2. Quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất nước mắm

Hố thu gom

Nước thải sản xuất được xử lý phần cặn lơ lửng bằng cách lọc qua song chắn rác/Lưới tinh. Hai máy bơm chìm được lắp đặt để dẫn nước thải qua các công trình xử lý chính. Hố thu có khả năng lưu nước đến 2 giờ và được xem như một bể chứa trung gian.

Bể keo tụ

Tiến hành đưa phèn sắt vào bể keo tụ và đồng thời điều chỉnh nồng độ pH. Vì máy thổi khí mà dòng nước được khuấy trộn đều tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng hóa học diễn ra thuận lợi để hình thành nên các hạt keo có kích thước lớn hơn. Các giai đoạn diễn ra quá trình keo tụ.

  • Giai đoạn 1: Nguồn nước được phân ly
  • Giai đoạn 2: Trung hòa điện tích các hạt keo Fe3+
  • Giai đoạn 3: Quá trình tạo bông để Fe3+ -> Fe(OH)3

Sau các giai đoạn trên, Fe(OH)3 sẽ liên kết thành những bông cặn có kích thước lớn hơn và kết tủa nhờ tác dụng của trọng lực.

Bể tạo bông

Đưa Polyme cao phân tử vào dòng nước để hỗ trợ quá trình keo tụ tăng hiệu quả xử lý nước thải, giảm lượng bùn thải cũng như giảm chi phí xử lý. Các quá trình tạo bông diễn ra như sau:

  • Bước 1: Phân tán polyme vào nước.
  • Bước 2: Các hạt polyme di chuyển đến bề mặt các hạt keo.
  • Bước 3: Polyme sẽ được hấp thụ lên bề mặt hạt keo.
  • Bước 4: Các chuỗi polyme liên kết với nhau.
Quá trình keo tụ tạo bông
Quá trình keo tụ tạo bông

Bể lắng bông bùn

Có thể xem bể này là một bể lắng Lamen. Nước thải di chuyển đến vùng ổn định và đi đến vùng lắng. Lúc này, các tấm vách nghiêng chia vùng lắng thành nhiều vùng khác nhau giúp tăng diện tích lắng cũng như giúp tăng hiệu quả xử lý.

Bùn lắng trong giai đoạn này di chuyển theo chiều dốc của vách nghiêng vào khoang chứa bùn.

Bể lắng bông bùn Lamen
Bể lắng bông bùn Lamen

Bể điều hòa kỵ khí

Vật liệu đệm làm nơi dính bám của vi sinh vật kỵ khí trong môi trường không được cung cấp nguồn oxy ổn định. Vai trò của máy khuấy trộn vô cùng quan trọng vì nó giúp xáo trộn nguồn nước giúp VSV kỵ khí phân hủy các hợp chất hữu cơ. Quá trình xử lý kỵ khí gồm 3 giai đoạn chính:

  • Giai đoạn 1: Thủy phân chất hữu cơ
  • Giai đoạn 3: Acid hóa
  • Giai đoạn 3: Methane hóa

Bể màng lọc sinh học dạng mẻ (SBR)

Xử lý nước thải sản xuất nước mắm bằng công nghệ sinh học này được vận hành theo một chuỗi xử lý như hiếu khí – thiếu khí – kỵ khí. Bể này vận hành theo các pha cơ bản như sau:

  • Pha làm đầy + pha thiếu khí 1: nước thải được dẫn vào bể với 60% tổng thể tích của bể. Pha thiếu khí 1 là nơi hoạt động của VSV phân hủy chất ô nhiễm, khử nitrat hóa, biến NO3- thành N2.
  • Pha hiếu khí 1: giai đoạn xử lý này diễn ra trong 4 giờ. Bể SBR được xáo trộn nhờ hệ thống phân phối khí tạo điều kiện thuận lợi để VSV xử lý hoàn toàn chất hữu cơ. Các giai đoạn xử lý của VSV hiếu khí:

+ Oxy hóa chất hữu cơ

+ Tổng hợp tế bào mới

+ Phân hủy nội bào

  • Pha thiếu khí 2: nước thải được bơm từ bể kỵ khí chiếm 40% thể tích bể SBMBR. Giai đoạn này nước thải được cung cấp nguồn chất dễ phân hủy để vi khuẩn khử nitrat.
  • Pha hiếu khí 2: hệ thống phân phối khí hoạt động liên tục để tạo môi trường hiếu khí. VSV hiếu khí hoạt động liên tục quá trình nitrat diễn ra thuận lợi và xử lý chất hữu cơ khó phân hủy còn lại.
  • Pha rút nước: nước thải được xử lý trong 2 giờ và đảm bảo chất lượng nước đầu ra đạt chuẩn

Bể trung gian

Đây là nơi nguồn nước được lưu giữ để phục vụ cho quá trình rửa màng lọc MBR và đấu nối với nguồn tiếp nhận.

Liên hệ ngay công ty xử lý nước thải Hợp Nhất ngay khi bạn có nhu cầu xử lý nước thải ô nhiễm theo Hotline: 0938.857.768 – 0938.089.368

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *