3 cách điều chỉnh nồng độ kiềm trong nước thải

3 giải pháp sử dụng Magie Hydroxit, bùn vôi và xút để điều chỉnh, kiểm soát nồng độ kiềm trong nước thải. Đặc trưng và ưu điểm của các phương pháp này là như thế nào?

Các nhà máy xử lý nước thải hoạt động tốt nhất ở giá trị pH và độ kiềm tối thiểu để giữ cho VSV hoạt động tốt hơn. Qua thời gian, 2 giá trị này dần bị thay đổi và mất ổn định làm giảm hiệu quả hoạt động của nguồn VSV sẵn có. Hơn nữa việc duy trì ổn định và đồng nhất của pH trên toàn bộ bể xử lý nước thải là điều rất khó thực hiện.

Do đó cần xem xét từng tùy chọn để có kế hoạch cân bằng pH và độ kiềm trong hệ thống. Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn để xử lý độ kiềm, rất khó để biết được cái nào hoạt động tốt nhất.

Và phổ biến nhất là 3 giải pháp sử dụng Magie Hydroxit, bùn vôi và xút. Đơn vị xử lý môi trường – Hợp Nhất xin đưa ra một vài quan điểm về các phương pháp này liên quan đến ưu/nhược điểm. Hy vọng với những thông tin cung cấp này giúp bạn ra quyết định chính xác nhất cho hệ thống xử lý nước thải của mình.

Xút ăn da (NaOH) trong điều chỉnh nồng độ kiềm

Xút ăn da thường gọi là Natri Hydroxit hoặc NaOH. Nó có khả năng trung hòa nguồn nước và kiềm chế hoạt tính một số loại axit trong nước. Ở nồng độ cao, xút ăn da rất nguy hiểm cần có biện pháp phòng ngừa và sử dụng an toàn cho quá trình xử lý.

Khi nước thải chứa nhiều axit hoặc muối làm giảm pH thì trước khi cho xút vào phải đưa pH về khoảng giá trị thích hợp cần xử lý. Mục đích việc tăng pH tạo môi trường thích hợp cho nhiều phản ứng xảy ra, thuận lợi hơn cho quá trình xử lý nước thải dân dụng.

Xút hình thành phản ứng hình thành một số hydroxit kim loại dạng bền và dễ kết tủa hơn. Xút NaOH hỗ trợ tối đa phản ứng hóa lý như keo tụ tạo bông, nuôi cấy VSV trong bể UASB, Aerotank và điều chỉnh pH đầu ra. Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất đó là NaOH khá đắt hơn so với các phương pháp khác.

3 cách điều chỉnh nồng độ kiềm trong nước thải
3 cách điều chỉnh nồng độ kiềm trong nước thải

Phương pháp điều chỉnh nồng độ kiềm bằng Magie Hydroxit

Đây là hóa chất dùng để trung hòa axit và ổn định độ kiềm. Magie Hydroxit chỉ hòa tan và tạo ra độ pH lên đến 8.5, làm cho hóa chất này an toàn để sử dụng vì khả năng cháy hết nên hoạt tính sinh học gần như không thể.

Nhược điểm của Magie Hydroxit phải liên tục trộn bùn để lựa chọn thiết bị xử lý thích hợp. Hợp chất này dẫn đến thời gian phản ứng ổn định hơn và khả năng duy trì môi trường ổn định hơn cho các vi sinh vật xử lý nước thải hiệu quả nhất.

Như vậy, theo những hiểu biết của Hợp Nhất khi so sánh Magie Hydroxit, bùn vôi và xút  cung cấp lợi ích cần thiết, toàn bộ quá trình xử lý cần được xem xét và đánh giá giải pháp tổng thể tốt nhất dựa trên tác dụng từng loại.

Trong khi Magie Hydroxit cung cấp cation nhẹ, hóa trị hai không giống như natri đơn hóa trị trong xút và canxi nặng trong vôi. Magie hydroxit tạo ra bùn đặc hơn, dễ khử nước hơn, tỷ lệ chất rắn cao nên giảm chi phí xử lý nước thải đáng kể.

Điều chỉnh nồng độ kiềm bằng bùn vôi ngậm nước 

Vôi ngậm nước hay còn gọi là vôi sống (CaO) là sản phẩm phổ biến được hóa lỏng bằng việc thêm nước vào bột vôi. Hỗn hợp này sử dụng để xử lý nước thải nhằm tăng độ pH và độ kiềm. Ngoài ra, nó còn có khả năng xử lý nước thải thành nước uống để làm mềm hoặc loại bỏ hết chất độc hại, khoáng chất cứng như canxi, magie ra khỏi nước.

Đặc điểm của bùn vôi ngậm nước:

  • Giảm thiểu tác động việc đóng cặn tiềm ẩn trong hệ thống phân phối nước.
  • Nó là sản phẩm được nhiều người ưa chuộng để duy trì mức độ kiềm và giá thành rẻ, nhiều lợi ích như hỗ trợ loại bỏ mangan và sắt.
  • Nhược điểm của bùn vôi này khả năng hòa tan cao ảnh hưởng đến quá trình sinh học. Hơn nữa, bùn vôi làm tăng lượng bùn thải làm tăng chi phí xử lý. Hệ thống thu gom sử dụng bùn vôi làm tăng chi phi vận hành và bảo trì liên quan đến việc hình thành cặn và chất rắn. Trường hợp nghiêm trọng hơn làm tắc nghẽn đường ống.