Việc xử lý nước thải nhiễm mặn trở thành đề tài dai dẳng, đặt ra hàng loạt thách thức về kỹ thuật cũng như kinh tế. Với mức độ tác động đến môi trường đáng kể, tùy thuộc vào mức độ nhạy cảm của hệ sinh thái mà lựa chọn giải pháp xử lý tối ưu nhất.
1. Phương pháp tích hợp để xử lý nước thải nhiễm mặn
Việc ứng dụng quy trình xử lý nước thải sinh học đối với nước thải nhiễm mặn gặp nhiều khó khăn. Trường hợp nước thải chứa nồng độ muối cao hơn 1% sẽ dẫn đến sự mất nước của tế bào VSV nên hầu như không thể sử dụng phương pháp này.
Một số phương pháp xử lý hiện đại mới nổi như thẩm thấu thuận (FO), chưng cất màng (MD), khử ion điện dung (CDI), kết tinh màng, oxy hóa bậc cao (AOP). Những công nghệ này mang lại nhiều lợi thế về khả năng thu hồi nước từ muối đậm đặc. Đồng thời, chúng còn loại bỏ chất ô nhiễm hữu cơ trong nước thải nhiễm mặn.
Bạn cũng có thể “để ý” đến các kỹ thuật xử lý màng nổi bật như siêu lọc, lọc nano, thẩm thấu ngược hoặc quá trình oxy hóa nâng cao bằng fenton. Với đặc điểm chứa nhiều cation và aniton nên nước thải có độ dẫn điện cao.
Với quy trình có sự hỗ trợ điện tử là sự lựa chọn phù hợp để XLNT tối ưu nhất. Chẳng hạn, quá trình oxy hóa điện sử dụng thành công đối với nước thải nhiễm mặn như nước thải dệt nhuộm, sinh hoạt hoặc xử lý nước thải rỉ rác tại các bãi chôn lấp tập trung.
2. Ứng dụng VSV trong xử lý nước thải nhiễm mặn
Nhắc đến công nghệ vi sinh học xử lý nước thải nhiễm mặn thì xử lý hiếu khí được coi là thân thiện với nước thải nhiễm mặn. Hoặc trong nhiều nghiên cứu khác, người ta còn chứng minh kết quả xử lý tốt dưới sự kết hợp của VSV ưa mặn cùng các loại nấm men thích nghi tốt với nồng độ muối cao.
2.1. Các giai đoạn xử lý sinh học loại bỏ muối
- Xử lý kỵ khí: vì xử lý hiếu khí tạo ra lượng bùn thấp nên các VSV dễ dàng thích nghi với môi trường và tăng trưởng nhanh để loại bỏ hết COD, N, P,… với hiệu suất cao.
- Xử lý hiếu khí bằng nấm men: tiếp tục phân hủy chất hữu cơ độc hại còn sót lại trong nước.
- Xử lý nitrit hóa: dùng vi khuẩn ưa mặn để chuyển hóa, phân loại các hợp chất trong nước thải thành nitrit.
- Xử lý kỵ khí amoni: nhờ vi khuẩn anammox để chuyển hóa những chất còn sót lại thành khí nito phân tử.
2.2. Lưu ý khi ứng dụng VSV xử lý
- Tùy theo khả năng thích ứng của vi sinh trong điều kiện nồng độ mặn và tính bền vững mà hiệu quả từng phương pháp sinh học khử chất dinh dưỡng, hữu cơ khác nhau.
- Cần điều chỉnh sự thích nghi của VSV đối với môi trường nước thải có độ mặn cao.
- Tổng chất rắn hòa tan và độ mặn ảnh hưởng lớn đến năng lực thẩm thấu và hợp chất ion. Hai yếu tố này tác động đến việc tồn tại và sinh trưởng của vi sinh. Chẳng hạn ở nồng độ muối cao hơn 1% dễ khiến vi sinh bị giảm, hoặc chết đột ngột.
Bằng việc áp dụng các hệ thống XLNT sinh học khá thích hợp, rẻ, và thân thiện với môi trường vì phương pháp này bảo dưỡng hệ thống XLNT dễ dàng hơn, chi phí vận hành tương đối thấp.
Thành phần phổ biến nhất trong nước thải nhiễm mặn chủ yếu muối vô cơ, lượng đáng kể hóa chất cùng với các sản phẩm phản ứng khác xuất hiện trong quá trình tiền xử lý, khử clo.
Chi phí cho hệ thống xử lý nước thải phụ thuộc vào khối lượng, độ mặn cùng các thành phần cô đặc khác. Khi lựa chọn phương pháp xử lý cần dựa vào thành phần, bản chất ô nhiễm như hữu cơ, vô cơ, phóng xạ,… phù hợp với mục đích sử dụng.
Công ty dịch vụ xử lý môi trường Hợp Nhất luôn đồng hành cùng Quý doanh nghiệp trong các dự án xử lý nguồn nước này! Mọi chi tiết, xin vui lòng liên hệ qua Hotline: 0938.857.768
Tài liệu tham khảo
Tổng hợp
Bộ phận Truyền thông và Marketing