Ngành nuôi tôm công nghiệp được đánh giá là ngành chủ lực của các tỉnh ĐBSCL, việc nuôi trồng và chế biến tôm ở đây diễn ra khá sôi động bằng chứng là hằng năm có đến hàng nghìn tấn tôm xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội như tạo nguồn thu nhập kinh tế ổn định thì ngành này lại trở thành “nỗi lo” đối với môi trường sinh thái và cuộc sống của người dân cũng chịu ảnh hưởng không nhỏ.
Thực trạng về hồ sơ môi trường của các hộ nuôi tôm công nghiệp
Trong cuộc họp với các cử tri, Bộ TNMT chia sẻ những lo ngại về vấn đề ô nhiễm môi trường do nuôi tôm công nghiệp trong thời gian gần đây.
Trong đó nhấn mạnh đến ý thức BVMT của người dân chưa cao, vệ sinh hồ nuôi tôm chưa được chú trọng, còn sử dụng nhiều loại hóa chất, thuốc kháng sinh cấm trong khi cải tạo ao nuôi, chưa xử lý nước thải thủy sản đúng cách và vẫn còn tình trạng xả bùn từ ao nuôi ra nguồn nước,…
Quy định về hồ sơ môi trường đối với các hộ nuôi tôm công nghiệp
Vừa qua, Bộ TNMT đã ban hành Nghị định 40/2019/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT:
- Đối với dự án nuôi trồng thủy sản có diện tích mặt nước từ 10 ha trở lên phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường và phải thực hiện vận hành thử nghiệm các công trình bảo vệ môi trường trước khi dự án đi vào hoạt động chính thức.
- Dự án có diện tích nước từ 5 đến dưới 10 ha phải tiến hành thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường.
Căn cứ theo những quy định chi tiết như trên, dự án nuôi tôm cũng phải tuần thủ đầy đủ các quy định của pháp luật để lập giấy phép môi trường phù hợp. Các cơ quan chức năng sẽ thường xuyên theo dõi và quản lý việc xử lý môi trường đối với các dự án đã đi vào vận hoạt động.
Xử lý vi phạm đối với các hộ nuôi tôm chưa hoàn thành hồ sơ môi trường
Đối với dự án chưa có giấy phép môi trường những vẫn cố tình trốn tránh sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm luật bảo vệ môi trường.
Ngoài ra, các tỉnh, thành phố còn ban hành nhiều quyết định mới về BVMT, an toàn thực phẩm trong nuôi trồng thủy sản, xây dựng nhiều mô hình, đề xuất giải pháp nuôi tôm hiệu quả thân thiện với môi trường.
Đặc biệt khuyến khích người dân chủ động phòng chống dịch bệnh và có thể tái tuần hoàn nước thải xử lý để tiết kiệm nguồn nước, giảm chi phí và hạn chế việc xả thải ra ngoài môi trường.
Điển hình là tỉnh Bạc liêu thường xuyên tổ chức các chương trình tập huấn về công tác BVMT trong nuôi tôm siêu thâm canh trên địa bàn tỉnh.
Theo đó Sở TNMT Bạc Liêu phối hợp với Công ty TNHH MTV Long Mạnh xây dựng mô hình xử lý chất thải nuôi tôm siêu thâm canh trong quy mô hộ gia đình mang đến kết quả khả quan và có thể ứng dụng rộng rãi đối với các hộ nuôi khác.
Quản lý và kiểm soát ô nhiễm các hoạt động nuôi tôm công nghiệp
Hoàn thiện chính sách môi trường
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống, chính sách pháp luật về BVMT như xây dựng dự án sửa đổi Luật BVMT (sửa đổi, bổ sung) và sửa đổi Nghị định 155/2016/NĐ-CP.
Như vậy, cơ quan chức năng dễ dàng kiểm soát, xử lý nghiêm các hành vi sai phạm, tăng chế tài xử phạt hành chính trong lĩnh vực BVMT. Chủ động lên kế hoạch rà soát và ban hành nhiều quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các dự án nuôi trồng thủy sản trong từng khu vực.
Phát huy vai trò của các cơ quan môi trường trong việc thanh tra, kiểm tra đột xuất, tổ chức thanh tra, kiểm tra theo từng loại hình, vùng để có thể đánh giá toàn diện và đầy đủ các đối tượng tác động xấu đến môi trường.
Giải pháp xử lý môi trường
Bộ TNMT chỉ thị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại các địa phương tăng cường triển khai các giải pháp giảm thiểu, khắc phục ô nhiễm môi trường đối với nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm công nghiệp nói riêng.
Trong đó chú tâm đến việc quy hoạch diện tích nuôi trồng thủy sản đồng bộ, xây dựng kết cấu hạ tầng phù hợp với chiến lược quy hoạch, hệ thống kênh, mương thoát nước phải đảm bảo việc tiêu thoát nước. Khuyến khích tổ chức nhiều hội thảo, trao đổi kinh nghiệm từ các mô hình BVMT trong nuôi tôm công nghiệp giữa các địa phương với nhau.
Tiếp tục duy trì hoạt động của các đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến, kiến nghị và xử lý thông tin từ các cá nhân, tổ chức gây ô nhiễm môi trường. Đẩy mạnh việc tiếp nhận, xác minh thông tin bằng cách đi tìm hiểu thực tế, mở rộng đường dây nóng đến các khu vực khác như cấp xã, cấp huyện. Tiến hành ngăn chặn bằng các biện pháp phù hợp để giảm thiểu các sự cố môi trường có thể xảy ra.
Đối với các dự án có quy mô và công suất lớn thì các địa phương cần triển khai duy trì hoạt động giám sát chất lượng môi trường thường xuyên. Tăng cường kết nối các dữ liệu quan trắc môi trường từ cơ sở có phát sinh chất thải đến Sở TNMT theo dõi và giám sát.
Xem thêm bài viết về xử lý khí thải H2S ao nuôi tôm!