Xử lý nước thải xi mạ cho doanh nghiệp

Đặc tính của ngành xi mạ chủ yếu hoạt động phủ lớp cơ học, hóa học trên bề mặt vật liệu tạo độ cứng, chống ăn mòn cũng như tạo lớp bảo vệ, trang trí cho vật thể. Ngành công nghiệp này chủ yếu mạ kẽm, thép không gỉ, oxy hóa hóa học nhôm thép tạo ra lượng nước thải lớn phát sinh từ quá trình rửa thiết bị. Vì thế cần xử lý nước thải xi mạ bằng cách ứng dụng nhiều giải pháp và công nghệ xử lý khác nhau.

xử lý nước thải xi mạ

1. Đặc tính thành phần của nước thải xi mạ

Thành phần nước thải gồm nước rửa, dầu mỡ, crom, xyanua,.. cùng nhiều hợp chất kim loại bị rửa trôi. Nước thải chứa xyanua gồm natri xyanua tự do, muối xyanua phức tạo kẽm, cadium, đồng và muối kim loại. Nước thải từ cơ sở mạ điện thường chứa crom hóa trị ba và hóa trị sáu cùng với đồng, niken, kẽm và axit sunfuric.

Mức độ độc hại của nước thải xi mạ thải ra nhiều kim loại nặng khó phân hủy và không thể phân hủy sinh học trong môi trường và khi tiếp xúc với con người, sinh vật ở nồng độ cao có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Ngoài ra, nước thải mạ điện thường có độ màu, độ đục, pH thấp hoặc gây biến dạng sinh học khi thấm vào đất, gián tiếp gây ra độc tố trong thực phẩm và ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái.

2. Xử lý nước thải xi mạ bằng phương pháp nào?

Vì nước thải chứa nhiều kim loại nặng nên đòi hỏi cần sử dụng nhiều cách xử lý khác nhau, các kim loại nặng hòa tan phải chuyển đổi thành hợp chất hóa học không hòa tan để được tách và khử chất rắn.

Một số công nghệ XLNT như đông tụ điện, keo tụ, đồng kết tủa, thẩm thấu ngược, phản ứng sinh học màng, thẩm tách điện, siêu lọc, trao đổi ion được ứng dụng khá hiệu quả để loại bỏ kim loại nặng trong nước thải. Người ta bắt đầu nâng cấp và cải tiến từ kỹ thuật xử lý thông thường thành kỹ thuật mới, hiện đại hơn. Một số kim loại nặng trong nước cần được xử lý như crom, niken, kẽm, đồng,…

2.1. Phương pháp hóa học

  • Chủ yếu kết tủa kim loại nặng dưới dạng hydroxit như muối sunfua kết tủa kẽm, vôi kết tủa Crom, niken, sắt.
  • Người ta còn dùng thêm phèn nhôm hoặc phèn sắt, polyme nhằm tăng hiệu quả kết tủa cadmium và asen.
  • Hóa chất khử thường dùng là H2SO4 có tính axit mạnh sẽ chuyển Fe2+ thành Fe3+.
  • Hệ thống được vận hành đơn giản, an toàn, mức độ tin cậy cao và dễ sửa chữa, dễ vận hành, bảo trì hệ thống XLNT khi cần thiết.

2.2. Phương pháp hấp phụ

  • Dựa vào tác dụng của nhiều loại thực vật như bèo tây, tảo, bèo,… chứa nhiều vi sinh vật để hấp thụ kim loại nặng làm chất vi lượng cho quá trình phát triển.
  • Phương pháp này thích hợp với nguồn thải chứa nồng độ kim loại thấp và đủ chất dinh dưỡng cùng nhiều yếu tố vi lượng khác.
  • Yêu cầu không gian hệ thống với diện tích lớn và nước thải chứa nhiều kim loại dẫn đến hiệu quả xử lý kém hơn.
  • Quá trình hấp phụ dựa theo cơ chế vật lý với sự di chuyển nhiều chất ô nhiễm đến bề mặt chất hấp phụ như các ống cacbon.
  • Các vật liệu sinh học phải được hấp phụ như chitosan, than hoạt tính,…

3. Dịch vụ xử lý nước thải xi mạ tại Hợp Nhất

  • Tư vấn, thiết kế hệ thống XLNT ưu việt.
  • Tạo ra giải pháp riêng cho từng quy trình xử lý khác nhau.
  • Loại bỏ nhiều hóa chất, thành phần phức tạp.
  • Hệ thống tạo ra chìa khóa trao tay giúp tiết kiệm không gian tối đa.
  • Chi phí vận hành thấp nhờ mang đến tính hiệu quả về năng lượng hơn.
  • Khả năng vận hành, bảo trì hệ thống tự động/bán tự động tùy theo nhu cầu của khách hàng.

Cần hỗ trợ bất kỳ vấn đề nào Quý Khách hàng hãy liên hệ ngay với Công ty xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để chúng tôi tiếp nhận nhu cầu, phân tích và đưa ra những giải pháp xử lý tốt nhất và hiệu quả nhất.