Các tòa nhà cao tầng mọc lên mỗi ngày, điều này thể hiện mức sống ngày càng cao của con người. Nhưng nước thải sinh hoạt từ các tòa nhà lại đặt ra nhiều khó khăn đối với cơ quan quản lý môi trường.
Vì thế cần tìm phương pháp xử lý nước thải phù hợp trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Mà việc chọn lựa phương án xử lý nước thải tòa nhà hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến mỹ quan cho tòa nhà mà cũng không làm ảnh hưởng đến môi trường,… đã và đang đặt ra nhiều vấn đề đối với nhiều chủ đầu tư.
1. Đặc tính của nước thải tòa nhà
Đây là nước thải được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau. Nguồn gốc của nước thải tòa nhà bao gồm:
- Nước thải từ quá trình vệ sinh, bài tiết của con người từ phòng vệ sinh.
- Nước thải từ chất thải sinh hoạt từ cặn bã nhà bếp, vệ sinh khu vực sàn nhà.
- Nước thải nhiễm bẩn từ chất hữu cơ, chất vô cơ, nito, photpho, vi sinh vật gây bệnh.
- Chất hữu cơ trong nước thải tòa nhà chiếm 50 – 60% gồm chất hữu cơ thực vật, cặn bã, rau củ và chất hữu cơ động vật.
- Chất vô cơ chiếm 40% gồm cát, đất, axit, bazo và dầu khoáng.
2. Một số khó khăn khi thiết kế hệ thống xử lý nước thải tòa nhà
- Chưa đảm bảo hiệu quả xử lý rác thải thô: tại một số trung tâm thương mại, lượng rác thải thô khá lớn, thường gây tắc nghẽn đường ống nước. Cho nên, khi thiết kế hệ thống xử lý rác thô phải đảm bảo tạo sự thuận tiện và khả năng vận hành đơn giản. Nhiều hệ thống vẫn chưa đảm bảo đạt yêu cầu khi thường xuyên xảy ra tắc nghẽn vào giờ cao điểm.
- Chưa đảm bảo hiệu quả xử lý Amoni (NH4): nồng độ Amoni tại một số tòa nhà khá cao nhưng nhiều hệ thống vẫn chưa đảm bảo xử lý triệt để chỉ số này hợp lý cũng như chưa thể xử lý triệt để tổng nito trong nước.
- Chưa thể khắc phục khả năng xử lý tinh bột. Vì một số tòa nhà sản xuất bánh thường phát sinh lượng lớn tinh bột. Có khá nhiều hệ thống đảm bảo tiêu chuẩn xử lý nước thải sinh hoạt. Nhưng một số tòa nhà chưa đáp ứng yêu cầu xử lý nước thải tòa nhà chứa nhiều tinh bột.
3. Quy trình và phương pháp xử lý nước thải tòa nhà
- Bước 1: Điều hòa lưu lượng và nồng độ pH duy trì ở giá trị thích hợp nhờ hoạt động của máy thổi khí.
- Bước 2: Nhờ phương pháp oxy hóa sinh học mà có thể khử BOD, COD nhờ sự hỗ trợ chính của vi sinh vật.
- Bước 3: Tiến hành loại bỏ hết các chất lơ lửng, chất ô nhiễm bằng phương pháp cơ học.
- Bước 4: Khử trùng nước thải nhằm tiêu diệt hoàn toàn lượng vi khuẩn, vi rút, vi trùng còn sót lại.
- Bước 5: Tiến hành xử lý bùn thải. Bùn phát sinh từ bể lắng sinh học, một phần đưa về bể sinh học hiếu khí để duy trì mật độ vi sinh, phần còn lại dẫn về bể chứa bùn để hút bỏ định kỳ.
4. Một số công nghệ xử lý nước thải tòa nhà đáng chú ý
Một số mô hình xử lý nước thải tòa nhà theo quy mô lớn như hồ sinh học tại các nhà máy xử lý nước thải tập trung. Chẳng hạn:
- Hồ sinh học kỵ khí – hiếu khí
- Hồ sinh học tùy tiện và ổn định
- Hồ sinh học hiếu khí cưỡng bức
- Hồ sinh học trồng cây
Ngoài ra, còn có mô hình xử lý nước thải sinh học kết hợp công nghệ kỵ khí với xử lý bậc 3 bằng bãi lọc ngầm nhân tạo. Phương pháp này ngày càng ứng dụng rộng rãi với chi phí thấp. Hoặc có thể kết hợp công viên sinh thái và có thể áp dụng bất kỳ điều kiện nào ở Việt Nam.
Đáng chú ý phải kể đến công nghệ xử lý nước thải MBBR. Ưu điểm của công nghệ này như sau:
- Tiết kiệm chi phí đầu tư và vận hành
- Hệ thống đơn giản, hiệu quả xử lý nhanh
- Hệ thống ổn định, bền vững và dễ dàng nâng cấp
- Hiệu suất xử lý BOD đến 98%
Với nhiều năm kinh nghiệm xử lý nước thải tòa nhà, hiệu quả xử lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trong đó, HTXLNT tòa nhà được thiết kế và thi công của công ty môi trường Hợp Nhất có thể xử lý triệt để. Điểm nổi bật của hệ thống giúp ngăn chặn và hạn chế tác nhân ảnh hưởng đến môi trường. Liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!