Dầu ăn là một trong những loại nguyên liệu dùng để chế biến thực phẩm không thể thiếu trong bất kỳ khu bếp nào. Để làm nên một chai dầu ăn tinh khiết, cần trải qua nhiều quá trình để loại bỏ các tạp chất, mùi, màu. Và nước thải từ quá trình sản xuất này nếu không được xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường thì sẽ trở thành mối đe dọa đối với cảnh quan và động, thực vật. Quy trình xử lý nước thải sản xuất dầu ăn được tiến hành như thế nào để đảm bảo cho nguồn tiếp nhận?
1. Quy trình sản xuất dầu ăn
Để biết rõ thành phần, đặc điểm và quy trình xử lý nước thải sản xuất dầu ăn ta cần hiểu rõ quy trình sản xuất. Dưới đây là một quy trình sản xuất dầu thực vật:
- Chuẩn bị nguyên liệu: Nguyên liệu dùng để ép dầu là lạc (đậu phộng), đậu nành, mè, dừa, gấc, v.v…
- Xử lý nguyên liệu: Làm sạch nguyên liệu, loại bỏ vỏ, thân lá, sợi hóa học, tạp chất hữu cơ có trong nguyên liệu, sau đó nguyên liệu được làm sạch, tách vỏ, sàng lọc, dò kim loại lẫn trong nguyên liệu.
- Nghiền nguyên liệu: Để tăng diện tích tiếp xúc khi ép nguyên liệu, người ta tiến hành ép nguyên liệu. Sản phẩm sau khi nghiền là bột nguyên liệu, sau đó bột nguyên liệu được làm nóng và nạp vào máy ép.
- Ép nguyên liệu: Ép bột nguyên liệu bằng máy ép với áp suất từ 68.950 đến 21.000kpa.
- Chiết xuất và bổ sung dung môi: Với những nguyên liệu sản xuất dầu có hàm lượng dầu lớn như lạc (đậu phộng) sẽ được ép và chiết xuất dung môi, phần bã nguyên liệu tiếp tục được xử lý với dung môi. Dung môi được ép vào trong bánh dầu và hòa tan vào dầu.
- Lọc dầu: Loại bỏ các tạp chất, mùi khó chịu trong dầu. Ở giai đoạn này người ta dẫn dầu nóng qua những thiết bị lọc chậm. Vật liệu lọc có thể là than hoạt tính hoặc đất sét có tác dụng hấp thụ hết các sắc tố có trong dầu. Đồng thời mùi khó chịu được loại bỏ bằng cách đưa dầu qua thiết bị khử mùi bằng bơm hơi nước có áp suất âm, nhiệt độ từ 225 đến 250 độ C.
- Tinh luyện dầu thực vật: Tách hết tất cả các chất hòa tan có hại trong dầu thô nhưng vẫn phải đảm bảo chất dinh dưỡng và chất lượng của dầu được giữ nguyên.
- Chiết rót, đóng chai: Dây chuyền chiết rót dầu chiết dầu vào chai với dung tích và kiểu dáng chai khác nhau tùy theo đơn đặt hàng.
- Hoàn thiện sản phẩm: Sau khi hoàn thiện, sản phẩm được bảo quản và kiểm tra chất lượng, dán tem nhãn trước khi phân phối đến đại lý và người dùng.
– Nguồn phát sinh nước thải sản xuất dầu ăn: Công đoạn rửa nguyên liệu, giải nhiệt, vệ sinh thiết bị trong quá trình sản xuất, vệ sinh nhà xưởng và nước thải sinh hoạt của công nhân viên tại xưởng sản xuất.
– Đặc điểm nước thải sản xuất dầu ăn: Chứa lượng lớn dầu thực vật, chất hữu cơ, chất dinh dưỡng, chất gây mùi (H2S, CH4), màu. Đặc biệt lượng dầu nhiều trong nước thải là tác nhân dễ gây tắc nghẽn đường ống bởi dầu là chất có độ kết dính cao và làm cản trở dòng chảy, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nên cần được xử lý sạch sẽ.
2. Quy trình xử lý nước thải sản xuất dầu ăn
– Hố thu gom: Nước thải từ các nguồn phát sinh được tập trung về hố thu gom và loại bỏ rác, tạp chất có kích thước lớn bằng song chắn rác lắp tại miệng hố.
– Bể điều hòa: Nước thải được xáo trộn liên tục nhờ vào hệ thống máy thổi khí dưới đáy bể, nhờ vậy tránh hiện tượng lắng cặn dưới đáy bể và gây mùi hôi. Đồng thời bể cũng giúp ổn định nồng độ chất ô nhiễm và lưu lượng nước thải nhằm tránh sốc tải trọng cho các công trình xử lý phía sau.
– Bể tuyển nổi: Trong nước thải sản xuất dầu ăn vốn chứa nhiều dầu nên cần tách ra khỏi nước thải dựa trên sự chênh lệch về trọng lượng. Dầu ăn có trọng lượng nhẹ hơn nên sẽ nổi lên trên bề mặt nước và được chuyển sang bể chứa để xử lý.
– Giai đoạn xử lý sinh học kỵ khí bể UASB: Nhờ vào hoạt động của vi sinh vật kỵ khí các chất hữu cơ trong nước thải bị phân hủy thành khí CH4 (biogas) và các chất vô cơ ở dạng đơn giản theo phản ứng:
Vi sinh vật kỵ khí + Chất hữu cơ == >CO2 + CH4 + H2S + sinh khối mới.
– Bể xử lý anoxic: Diễn ra quá trình nitrat hóa, khử nitơ, photpho. Trong bể được bố trí máy khuấy chìm hoạt động với tốc độ phù hợp tạo ra môi trường thiếu khí oxy cho vi sinh vật thiếu khí sinh trưởng và phát triển.
– Bể MBBR: Bể xử lý hiếu khí nhờ vào hoạt động của hệ vi sinh vật hiếu khí. Trong bể được bổ sung giá thể, tạo môi trường cho vi sinh vật hiếu khí bám dính, sinh trưởng, phát triển, nâng cao hiệu suất xử lý các chất ô nhiễm.
– Bể lắng: Bùn nước thải lắng dưới đáy bể sau đó một lượng bùn được bơm trở lại bể xử lý aerotank, phần còn lại được bơm qua bể chứa bùn.
– Bể khử trùng: Sau khi xử lý trong nước thải vẫn còn chứa vi sinh vật, vi rút gây bệnh nên tại bể này người ta cho thêm một lượng hóa chất khử trùng để đảm bảo tiêu diệt vi rút, đảm bảo nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải và có thể xả ra nguồn tiếp nhận.
Trên đây là quy trình xử lý nước thải sản xuất dầu ăn với kết hợp của nhiều phương pháp. Tùy vào tính chất, nồng độ chất ô nhiễm và điều kiện thực tế của mỗi khách hàng ở mỗi nơi mà Công ty xử lý nước thải sẽ đề xuất các phương án xử lý phù hợp.
Vì vậy, nếu Quý khách hàng có nhu cầu xây dựng hệ thống xử lý nước thải và cần tìm hiểu cụ thể quy trình, công nghệ xử lý nước thải, hãy liên hệ qua Hotline: 0938.857.768 để được hỗ trợ nhiều hơn!
Nguồn tham khảo: https://moitruonghopnhat.com/cong-ty-xu-ly-nuoc-thai-san-xuat-dau-an-516.html
Bài viết cùng chủ đề: Xử lý nước thải nhiễm dầu