Có những giải pháp công nghệ nào để xử lý nước thải nhà máy giấy phát sinh từ các giai đoạn sản xuất? Làm sao để tối ưu được vấn đề chi phí cho hệ thống?
Xử lý nước thải sản xuất giấy trong thời gian qua chứng kiến nhiều sự thay đổi tích cực cùng những tiến bộ trong xử lý và tái chế nước thải hiệu quả hơn nên hạn chế việc thải chất ô nhiễm ra nguồn tiếp nhận.
Những đổi mới này phải kể đến việc cho ra đời nhiều phương pháp xử lý nước thải khác nhau cung cấp nhiều cách xử lý hiệu quả các thành phần độc hại vượt trội hơn so với quy trình xử lý thông thường.
1. Vấn đề công nghệ trong xử lý nước thải
- Các đặc tính nước thải ngành giấy phụ thuộc vào quy trình, nguyên liệu thô, sự tuần hoàn lượng nước sử dụng. Chất ô nhiễm chính thải ra từ dòng nước chủ yếu chất rắn và chất hữu cơ.
- Hỗn hợp nước thải từ nhà máy giấy bao gồm thành phần phức tạp như cacbonhydrat, lignin phát sinh từ hoạt động nghiền bột, rửa, sàng lọc, sấy, sơn phủ và tẩy trắng. Còn nước thải đầu ra chứa nồng độ COD, BOD, hóa chất clo (halogen hữu cơ) lớn.
- Mức độ loại bỏ ô nhiễm cao hơn các phương pháp thông thường với nhiều giai đoạn xử lý hiếu khí – kỵ khí, oxy hóa tiên tiến, bể phản ứng sinh học và công nghệ màng. Cần cải thiện hiệu quả các hoạt động XLNT thông thường bằng cách tăng cường và bổ sung thêm nhiều giải pháp khác như chất đông tụ, chất tạo bông, chất trợ lọc, hoặc nuôi cấy vi sinh tối ưu hóa quá trình xử lý.
- Ngoài ra nhiều nhà máy cũng thực hiện những thay đổi mới như tích hợp thêm nhiều giải pháp khác bên trong như tuyển nổi không khí hòa tan, các bộ lọc nước thải tiên tiến có tác dụng giảm thiểu ô nhiễm từ những nguồn thải từ nhà máy sản xuất.
2. Các giải pháp xử lý nước thải sản xuất giấy
Một số quy trình điển hình phải kể đến như xử lý sơ cấp loại bỏ chất rắn lơ lửng và xử lý sinh học.
2.1. Xử lý thứ cấp:
- Giảm chất hữu cơ loại bỏ từ quá trình phân hủy sinh học và các phân tử có khối lượng phân tử có trọng lượng thấp. Giải pháp này được đánh giá cao và ứng dụng ngày càng rộng rãi để xử lý nước thải nhà máy giấy.
- Bùn hoạt tính và bể sục khí là những hệ thống không thể thiếu để giúp giảm độc tính, chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ và độ màu.
- Các hệ thống khác bao gồm bộ lọc sinh học màng MBR hoặc bể phản ứng sinh học chuyển động MBBR.
2.2. Ao sục khí
- Đây cũng là phương pháp bùn hoạt tính được sử dụng phổ biến đối với nước thải ngành giấy và bột giấy thích hợp với dự án có quy mô xây dựng hệ thống lớn.
- Quá trình xử lý là sự kết hợp giữa giai đoạn vật lý, sinh học và hóa học với nồng độ vi sinh vật thấp.
- Ao sử dụng thiết bị sục khí để bổ sung oxy vào nước thải tăng cường khả năng hoạt động của VSV.
3. Hệ thống bùn hoạt tính XLNT nhà máy giấy
- Quy trình bùn hoạt tính tích hợp trong nhiều hệ thống xử lý thải khác nhau trong đó có lĩnh vực giấy và bột giấy với nhiều ưu điểm hơn.
- So với xử lý hiếu khí thì ao hiếu khí đạt hiệu quả cao vì kiểm soát tốt quá trình và vi sinh cũng thích nghi với nguồn nước tốt hơn.
- Hệ thống không thể thiếu là bể sục khí và bể lắng phục vụ cho việc nuôi cấy vi sinh nồng độ cao và loại bỏ các thành phần lơ lửng và độc hại trong nước.
- Các hệ thống bùn hoạt tính lại gây ra những bất lợi về khả năng xây dựng và vận hành cao, tỷ lệ bùn tạo ra lớn và hiệu quả xử lý giảm vì bùn có hiện tượng nổi lên trên. Do đó cần bổ sung chất dinh dưỡng kịp thời và đúng lúc để tránh vấn đề này.
Trên đây là những thông tin về đặc tính và giải pháp công nghệ thích hợp để xử lý nước thải ô nhiễm từ lĩnh vực sản xuất giấy. Nếu Quý Doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành này có nhu cầu cần tư vấn xây mới hệ thống XLNT thì hãy liên hệ ngay với Công ty môi trường xử lý nước thải Hợp Nhất qua Hotline 0938.857.768 để được hỗ trợ miễn phí nhiều thông tin hơn.