Việc đơn giản hóa quá trình xử lý nước thải lò giết mổ bằng công nghệ ưu việt cho phép giúp loại bỏ một hàm lượng lớn tạp chất ô nhiễm trong nước thải. Để hiểu rõ hơn nhiều công nghệ xử lý hiện đại, mời bạn cùng công ty môi trường Hợp Nhất tìm hiểu những thông tin dưới đây!
1. Công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ với bể sục khí và lắng kết hợp
Bể xử lý nước thải này sẽ được thiết kế thành 2 ngăn gồm ngăn sục khí và ngăn lắng. Lúc này, nước thải đi vào ngăn sục khí, sau giai đoạn xử lý nước thải bằng vi sinh, nguồn thải chảy sang ngăn lắng và tràn ra bên ngoài. Công nghệ có đặc điểm không cần trang bị bơm tuần hoàn bùn vi sinh từ bể lắng và bể sục khí như các công nghệ truyền thống khác. Tuy nhiên để sử dụng hiệu quả công nghệ, các thiết bị phải được tính toán một cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ nhằm mang lại hiệu quả xử lý nhanh nhất và tránh xảy ra các sự cố bùn khó lắng.
Khi cho chất hữu cơ trong nước thải tiếp xúc với bùn hoạt tính phải khuấy trộn nhanh nước thải tại bể Aerotank để tạo thành hỗn hợp bùn. Phải giữ hỗn hợp bùn này luôn trong trạng thái lơ lửng bằng cách cung cấp đủ lượng oxy cần thiết cho các phản ứng sinh hóa xảy ra.
2. Công nghệ xử lý nước thải lò giết mổ theo mẻ (SBR)
Để xử lý nước thải lò giết mổ, sự lựa chọn tốt nhất vẫn là công nghệ xử lý theo mẻ (SBR). Nguyên tắc hoạt động của hệ thống xử lý bằng vi sinh bám dính trên chất rắn được thiết kế và vận hành theo từng chu kỳ. Mỗi chu kỳ hoạt động được chia thành 5 pha gồm làm đầy, phản ứng, thổi khí, lắng và xả nước.
Công nghệ này đơn giản hơn AAO và CAS vì bể hiếu khí và bể lắng hợp nhất thành một bể chuyên biệt. Hoặc bể thiếu khí và hiếu khí hợp nhất thành một bể giúp tiết kiệm diện tích và chi phí đầu tư tối ưu.
3. Công nghệ vi sinh khử đồng thời BOD, N & P trong xử lý nước thải lò giết mổ
3.1. Khử Nito bằng phương pháp sinh học
Hai quy trình cơ bản để khử Nito gồm quá trình đồng hóa và nitrat hóa, khử nito. Theo đó, quá trình đồng hóa khử nito xảy ra đồng thời với quá trình khử BOD trong bể Aerotank, còn quá trình nitrat hóa, khử nito được thực hiện bằng 3 cách sau:
- Tách riêng 3 giai đoạn khử BOD, nitrat hóa và khử nito.
- Kết hợp khử BOD và Nitrat hóa hoặc kết hợp khử BOD và nitrat hóa và tách riêng công đoạn khử nito.
- Tổng hợp cả 3 công đoạn cùng một lúc.
3.2. Khử Photphat bằng phương pháp sinh học
Vi khuẩn sử dụng Photpho để tổng hợp thành tế bào và tạo ra năng lượng mới. Đồng thời, trong quá trình khử BOD có thể loại bỏ 10 – 30% lượng photpho trong nước thải. Lượng photpho được loại bỏ bằng cách lắng thành cặn để loại bỏ hết lượng photpho trong quá trình sinh sản và hoạt động. Khi xử lý photpho bằng phương pháp sinh học có áp dụng quy trình yếm khí và hiếu khí, cụ thể:
- Trong môi trường yếm khí: Vi khuẩn tác động đến các axit béo bay hơi để giải phóng photpho.
- Trong môi trường hiếu khí: Vi khuẩn hấp thụ photpho cao hơn mức bình thường để tổng hợp, duy trì tế bào và vận chuyển năng lượng mới.
- Khi các tế bào liên kết với nhau thành các bông cặn, chúng lắng xuống và được đưa ra ngoài xử lý định kỳ.
4. Công nghệ vi sinh màng làm thoáng kiểu mương oxy hóa
Mương oxy hóa là dạng cải tiến của bể aerotank khuấy trộn hoàn chỉnh trong điều kiện làm thoáng kéo dài với dung dịch bùn hoạt tính lơ lửng và chuyển động liên tục. Đây là phương pháp xử lý nước thải sinh học với khả năng xử lý triệt để nito, photpho cùng các chất hữu cơ khác vô cùng hiệu quả.
Các dạng mương oxy hóa thường gặp gồm mương xây bằng bê tông cốt thép và một dạng mương đào trong đất. Đối với công nghệ này, nguyên tắc hoạt động chủ yếu dựa vào sự phát triển dạng lơ lửng của bùn hoạt tính được duy trì trong điều kiện giàu oxy. Nước thải lưu lại tại mương khoảng 24h gồm hỗn hợp nước và bùn hoạt tính (chất lỏng hỗn hợp). Trong đó phải kể đến hai khu vực xử lý vô cùng hiệu quả gồm:
- Khu vực khuấy trộn (thiếu oxy): Bùn hoạt tính và chất thải tăng diện tích tiếp xúc với nhau nhờ máy khuấy trộn hỗn hợp. Lúc này, bùn không bị lắng và xảy ra hiện tượng khử nitrat thành nito.
- Khu vực thổi khí (giàu oxy): VSV hiếu khí tiếp nhận nguồn oxy lớn để phân hủy chất hữu cơ làm giảm COD, BOD, chất hữu cơ và oxy hóa gốc NH4+ thành gốc NO3-.
Để giúp Quý Doanh nghiệp có thêm nhiều thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo Hotline: 0938.857.768 để được tư vấn miễn phí nhé!
Xem thêm bài viết về xử lý nước thải giết mổ gia súc tại đây!